Ngày mai (20/9), đoàn tàu Cát Linh - Hà Đông chạy thử toàn tuyến

Sự kiện: Tin nóng

Đoàn tàu Cát Linh - Hà Đông sẽ vận hành thử nghiệm từ 3 đến 6 tháng, sau đó sẽ đi vào khai thác thương mại.

Ngày mai (20/9), đoàn tàu Cát Linh - Hà Đông chạy thử toàn tuyến - 1

 Tàu Cát Linh- Hà Đông chạy thử nghiệm trên đường ray.

Ngày 19/9, lãnh đạo Ban quản lý dự án đường sắt, tuyến Cát Linh- Hà Đông cho biết, đến thời điểm hiện tại, khối lượng xây lắp của dự án đường sắt trên cao, tuyến Cát Linh- Hà Đông đã hoàn thành khoảng hơn 96%. Các đơn vị thi công đang tiếp tục hoàn thiện các nhà ga.

Ngày 20/9, đoàn tàu (13 đoàn tàu) Cát Linh- Hà Đông sẽ chạy thử trên toàn tuyến, xuất phát từ điểm đầu dự án là ga Yên Nghĩa (quận Hà Đông) và đi hơn 13 km trên cao tới ga Cát Linh (quận Đống Đa), mỗi ga đoàn tàu sẽ dừng một phút.

Các đoàn tàu sẽ chạy theo biểu đồ, đúng với quy trình dự án. Vận tốc tàu chạy tối đa là 65 km mỗi giờ, tốc độ trung bình là 30-35 km mỗi giờ. Tham gia buổi chạy thử nghiệm tàu có lãnh đạo Bộ GTVT và cán bộ tham gia dự án, vận hành đoàn tàu.

Vị lãnh đạo lãnh đạo Ban quản lý dự án đường sắt cho hay, buổi chạy thử nghiệm đoàn tàu trên toàn tuyến sẽ chỉ có những người có nhiệm vụ mới được lên tàu và tham gia, người dân không được tham gia trải nghiệm.

Trước đó, chiều 1/8, đoàn tàu Cát Linh- Hà Đông bắt đầu chạy thử nghiệm tại khu vực nhà ga đầu nối (Depot quận Hà Đông). Đoàn tàu chạy thử nghiệm với vận tốc khoảng 40km/h. Những ngày sau đó, đoàn tàu vẫn tiếp tục chạy thử nghiệm để kiểm tra thông tin tín hiệu, thiết bị điện.

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết thêm, tàu Cát Linh - Hà Đông sẽ vận hành thử nghiệm tàu từ 3-6 tháng, sau đó tùy vào kết quả, cơ quan chức năng sẽ quyết định thời điểm đưa tàu vào khai thác thương mại.

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông khởi công từ tháng 10/2009, có tổng mức đầu tư 552,86 triệu USD vào năm 2008. Trong đó, vốn vay Trung Quốc là 419 triệu USD, vốn đối ứng Việt Nam là 133,86 triệu USD.

Đến năm 2016, dự án được điều chỉnh tổng mức đầu tư là 868,04 triệu USD (tăng 315,18 triệu USD). Trong đó, phần vốn vay Trung Quốc là 669,62 triệu USD, vốn đối ứng Việt Nam là 198,42 triệu USD. Phần vốn vay Trung Quốc tăng thêm 250 triệu USD so với trước đây.

Dự án có chiều dài 13 km, gồm 12 ga đi trên cao. Dự kiến ban đầu đưa vào khai thác tuyến đường sắt năm 2016 nhưng phải điều chỉnh lùi đến cuối năm 2018 mới khai thác thương mại.

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông hiện đại cỡ nào?

Theo đơn vị quản lý và khai thác dự án, công nghệ tuyến Cát Linh - Hà Đông thuộc nhóm tiên tiến nhất trên thế giới hiện...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nguyễn Đức ([Tên nguồn])
Tin nóng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN