Một tuần sau mưa, người Hà Nội vẫn phải bắc 'cầu khỉ' vượt nước ngập

Sự kiện: Tin nóng

Đu mình sát tường trên "cầu khỉ" để vào nhà, lội nước bì bõm, trẻ đi học bằng thuyền... là cách di chuyển của hàng trăm hộ dân sống ở phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, Hà Nội trong những ngày qua.

"Sau mỗi trận mưa lớn, lượng nước ngập đến quá đầu gối, hầu hết các hộ dân ở đây đều phải sống chung với cảnh nước ô nhiễm tràn vào nhà, nổi "gạch cua", đồ đạc đều ẩm mốc", bác Phan Hữu Cường, trú tại ngõ 139 Âu Cơ, Tứ Liên, Tây Hồ chia sẻ.

Một tuần sau trận mưa lớn, con ngõ 139 Âu Cơ, Tứ Liên vẫn trong tình trạng nước ngập đến đầu gối.

Một tuần sau trận mưa lớn, con ngõ 139 Âu Cơ, Tứ Liên vẫn trong tình trạng nước ngập đến đầu gối.

Chiếc "cầu khỉ" tạm bợ được người dân sử dụng để di chuyển tạm thời trong những ngày ngập úng. Riêng trẻ em khi đi học sẽ di chuyển bằng thuyền bởi nếu di chuyển trên "cầu khỉ" sẽ rất dễ bị ngã.

Chiếc "cầu khỉ" tạm bợ được người dân sử dụng để di chuyển tạm thời trong những ngày ngập úng. Riêng trẻ em khi đi học sẽ di chuyển bằng thuyền bởi nếu di chuyển trên "cầu khỉ" sẽ rất dễ bị ngã.

Gia đình bà Đỗ Thị Phượng (ngõ 139 Âu Cơ, Tứ Liên, Tây Hồ) cho biết, lượng nước ngập vào trong nhà lên đến 30 cm, đồ đạc đều phải kê cao để tránh hư hại, ẩm mốc.

Gia đình bà Đỗ Thị Phượng (ngõ 139 Âu Cơ, Tứ Liên, Tây Hồ) cho biết, lượng nước ngập vào trong nhà lên đến 30 cm, đồ đạc đều phải kê cao để tránh hư hại, ẩm mốc.

Tại một số lối dẫn vào nhà, người dân phải lội dưới nước đục ngầu đến đầu gối, gây ngứa và mắc bệnh ngoài da.

Tấm chắn tạm bợ để ngăn nước tràn vào nhà.

Tấm chắn tạm bợ để ngăn nước tràn vào nhà.

Một số hộ dân đã dọn đến nơi khác sinh sống.

Một số hộ dân đã dọn đến nơi khác sinh sống.

"Cầu khỉ" dẫn vào nhà của một hộ dân trên ngõ 91 Âu Cơ, Tứ Liên, Tây Hồ. "Chúng tôi đã quá quen với tình trạng ngập úng trong hơn 10 năm nay. Các tấm ván bằng gỗ được trưng dụng làm cầu khỉ hết năm này qua năm khác", bác Đỗ Thị Phượng (trú tại ngõ 139 Âu Cơ, Tứ Liên, Tây Hồ) cho biết.

"Cầu khỉ" dẫn vào nhà của một hộ dân trên ngõ 91 Âu Cơ, Tứ Liên, Tây Hồ. "Chúng tôi đã quá quen với tình trạng ngập úng trong hơn 10 năm nay. Các tấm ván bằng gỗ được trưng dụng làm cầu khỉ hết năm này qua năm khác", bác Đỗ Thị Phượng (trú tại ngõ 139 Âu Cơ, Tứ Liên, Tây Hồ) cho biết.

Bác Cường cho biết thêm, tình trạng ngập kéo dài khiến cho gia đình gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt như thiếu nước sạch, mùi nước ô nhiễm, trẻ em, người già dễ bị ốm.

Bác Cường cho biết thêm, tình trạng ngập kéo dài khiến cho gia đình gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt như thiếu nước sạch, mùi nước ô nhiễm, trẻ em, người già dễ bị ốm.

'Cầu khỉ' tại ngõ 91 Âu Cơ, Tứ Liên, Tây Hồ được người dân thiết kế bằng các tấm gỗ, khung sắt bỏ, cánh cửa cũ, ghế...

'Cầu khỉ' tại ngõ 91 Âu Cơ, Tứ Liên, Tây Hồ được người dân thiết kế bằng các tấm gỗ, khung sắt bỏ, cánh cửa cũ, ghế...

Hơn 1 thập kỷ, người dân nơi đây đã tìm mọi cách để thích nghi với tình trạng ngập úng kéo dài sau mỗi trận mưa lớn. Tuy không biết đến bao giờ mới thoát cảnh ngập lụt nhưng tất cả người dân nơi đây đều có một mong muốn chung đó là nhận được sự quan tâm nhiều hơn nữa từ chính quyền, địa phương để đời sống sinh hoạt được cải thiện.

Hơn 1 thập kỷ, người dân nơi đây đã tìm mọi cách để thích nghi với tình trạng ngập úng kéo dài sau mỗi trận mưa lớn. Tuy không biết đến bao giờ mới thoát cảnh ngập lụt nhưng tất cả người dân nơi đây đều có một mong muốn chung đó là nhận được sự quan tâm nhiều hơn nữa từ chính quyền, địa phương để đời sống sinh hoạt được cải thiện.

Nguồn: [Link nguồn]

Người dân mang vó, nơm ra bắt cá giữa ngã tư ở Vĩnh Phúc

Nhiều tuyến đường tại thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) ngập sâu trong nước, người dân mang nơm, vó ra giữa ngã tư để đánh bắt cá.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Châu Linh ([Tên nguồn])
Tin nóng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN