Hà Nội có một bảo vật, tối nào cũng phải đem đi cất giấu

Từ khi biết giá trị của bảo vật, các cụ cao niên luôn cử người trông nom. Thế nhưng, kẻ gian đã nhiều lần cắt 3 lớp cửa...

Đình Nhật Tảo (phường Đông Ngạc, Bắc Từ Liêm, Hà Nội), hiện đang lưu giữ một chiếc chuông là Bảo vật Quốc gia. Hằng ngày, các cụ cao niên trong làng trông coi cẩn thận và phải di chuyển chiếc chuông đi những nơi khác nhau mỗi khi tối đến, để đề phòng kẻ gian lấy trộm.

Đình Nhật Tảo (phường Đông Ngạc, Bắc Từ Liêm, Hà Nội), hiện đang lưu giữ một chiếc chuông là Bảo vật Quốc gia. Hằng ngày, các cụ cao niên trong làng trông coi cẩn thận và phải di chuyển chiếc chuông đi những nơi khác nhau mỗi khi tối đến, để đề phòng kẻ gian lấy trộm.

Để vào được bên trong nơi cất giữ chiếc chuông phải được sự đồng ý của ông chủ từ và Trưởng ban Di tích đình Nhật Tảo. Phải qua 3 lớp của khóa mới đi được vào nơi cất giấu chiếc chuông - Bảo vật Quốc gia mới được Chính phủ công nhận ngày 15/1/2020.

Để vào được bên trong nơi cất giữ chiếc chuông phải được sự đồng ý của ông chủ từ và Trưởng ban Di tích đình Nhật Tảo. Phải qua 3 lớp của khóa mới đi được vào nơi cất giấu chiếc chuông - Bảo vật Quốc gia mới được Chính phủ công nhận ngày 15/1/2020.

Theo ông Đặng Văn Đường, người trông giữ cho biết, quả chuông nặng 15kg nên có thể di chuyển rất dễ dàng. Chỉ có rất ít người được biết chỗ cất giấu vì kẻ gian đã vào đình nhiều lần hòng lấy trộm nhưng không thành.

Theo ông Đặng Văn Đường, người trông giữ cho biết, quả chuông nặng 15kg nên có thể di chuyển rất dễ dàng. Chỉ có rất ít người được biết chỗ cất giấu vì kẻ gian đã vào đình nhiều lần hòng lấy trộm nhưng không thành.

Ông Nguyễn Lâm Thao, 84 tuổi, Trưởng ban Di tích đình Nhật Tảo (bên trái) cho biết: “So với những quả chuông quý khác, chuông Nhật Tảo bé hơn về kích thước nhưng giá trị thời gian rất lớn, quả chuông này được đúc vào năm 984 thời Ngô Quyền. Chuông được đúc theo lối thượng thu hạ thách (trên thon, dưới nở).”

Ông Nguyễn Lâm Thao, 84 tuổi, Trưởng ban Di tích đình Nhật Tảo (bên trái) cho biết: “So với những quả chuông quý khác, chuông Nhật Tảo bé hơn về kích thước nhưng giá trị thời gian rất lớn, quả chuông này được đúc vào năm 984 thời Ngô Quyền. Chuông được đúc theo lối thượng thu hạ thách (trên thon, dưới nở).”

"Quá trình lưu giữ, người dân không biết đây là báu vật, chỉ coi như những quả chuông đánh bình thường. Từ năm 1994 chúng tôi đề nghị công nhận đình là Di tích lịch sử, Bộ Văn hóa mới cử người về kiểm kê tất cả các vật trong đình để lập hồ sơ công nhận di tích. Trong quá trình kiểm kê đã phát hiện ra quả chuông này là quả chuông cổ. Từ đó chúng tôi cử người trông coi cẩn thận", Trưởng ban Di tích cho hay.

"Quá trình lưu giữ, người dân không biết đây là báu vật, chỉ coi như những quả chuông đánh bình thường. Từ năm 1994 chúng tôi đề nghị công nhận đình là Di tích lịch sử, Bộ Văn hóa mới cử người về kiểm kê tất cả các vật trong đình để lập hồ sơ công nhận di tích. Trong quá trình kiểm kê đã phát hiện ra quả chuông này là quả chuông cổ. Từ đó chúng tôi cử người trông coi cẩn thận", Trưởng ban Di tích cho hay.

Cũng theo ông Thao, từ khi phát hiện quả chuông là báu vật của Hà Nội, có nhiều kẻ gian nhòm ngó. Rất nhiều lần chúng bẻ khóa đình vào lấy nhưng bất thành. Cách đây khoảng 8 năm, có một lần, giữa ban ngày có 2, 3 kẻ gian đỗ ô tô trước cửa đình, chúng bẻ gẫy 3 lớp khóa nhưng khi vừa nhấc chuông lên, tạo ra tiếng động thì bảo vệ phát hiện. Chúng nhảy qua hàng rào thoát thân.

Cũng theo ông Thao, từ khi phát hiện quả chuông là báu vật của Hà Nội, có nhiều kẻ gian nhòm ngó. Rất nhiều lần chúng bẻ khóa đình vào lấy nhưng bất thành. Cách đây khoảng 8 năm, có một lần, giữa ban ngày có 2, 3 kẻ gian đỗ ô tô trước cửa đình, chúng bẻ gẫy 3 lớp khóa nhưng khi vừa nhấc chuông lên, tạo ra tiếng động thì bảo vệ phát hiện. Chúng nhảy qua hàng rào thoát thân.

"Từ đó cho đến nay, đêm đến chúng tôi phải di chuyển quả chuông đến những địa điểm khác nhau. Khi thì ở bên trong đình, khi thì ở những vị trí khác bên ngoài đình, chỉ có 1 – 2 người biết", ông Thao nói.

"Từ đó cho đến nay, đêm đến chúng tôi phải di chuyển quả chuông đến những địa điểm khác nhau. Khi thì ở bên trong đình, khi thì ở những vị trí khác bên ngoài đình, chỉ có 1 – 2 người biết", ông Thao nói.

Quả chuông nặng 15kg, cao 0,32m, đường kính miệng 0,19m. Chất liệu đồng pha vàng.

Quả chuông nặng 15kg, cao 0,32m, đường kính miệng 0,19m. Chất liệu đồng pha vàng.

Chỉ tay vào quai chuông, ông Thao cho biết, những quả chuông khác, quai để treo là hình ảnh con rồng cuốn, riêng quả chuông này quai lại là hai con thú có sừng đấu vào nhau, tạo thành núm treo chuông.

Chỉ tay vào quai chuông, ông Thao cho biết, những quả chuông khác, quai để treo là hình ảnh con rồng cuốn, riêng quả chuông này quai lại là hai con thú có sừng đấu vào nhau, tạo thành núm treo chuông.

Thú có đầu to, mắt lồi, hai sừng thẳng, bờm ôm sát đầu, thân có vảy, hai chân và miệng ngậm tỳ xuống đỉnh chuông, tạo thế vững chắc cho quai chuông. Chỏm quai tạo hình núm tròn dẹt nhô lên. Đỉnh chuông bằng, vai xuôi, thân hình trụ, miệng loe có gờ, thành chuông dày.

Thú có đầu to, mắt lồi, hai sừng thẳng, bờm ôm sát đầu, thân có vảy, hai chân và miệng ngậm tỳ xuống đỉnh chuông, tạo thế vững chắc cho quai chuông. Chỏm quai tạo hình núm tròn dẹt nhô lên. Đỉnh chuông bằng, vai xuôi, thân hình trụ, miệng loe có gờ, thành chuông dày.

Thân chuông được phân cách bởi 5 đường đúc nổi ngang dọc, tạo thành 8 ô, phần trên là 4 ô hình thang đứng, phần dưới là 4 ô hình chữ nhật. Nằm giữa 5 đường đúc nổi nêu trên là 4 núm gõ (để đánh chuông), núm tròn tạo hình bông hoa nở, xung quanh có 12 cánh hoa.

Thân chuông được phân cách bởi 5 đường đúc nổi ngang dọc, tạo thành 8 ô, phần trên là 4 ô hình thang đứng, phần dưới là 4 ô hình chữ nhật. Nằm giữa 5 đường đúc nổi nêu trên là 4 núm gõ (để đánh chuông), núm tròn tạo hình bông hoa nở, xung quanh có 12 cánh hoa.

Phần trên của mặt ngoài chuông khắc chìm chữ Hán theo lối chữ chân - khắc một bài minh gồm 211 chữ, còn khá rõ, phủ kín cả 4 ô hình thang và khoảng trống giữa những đường đúc dọc.

Phần trên của mặt ngoài chuông khắc chìm chữ Hán theo lối chữ chân - khắc một bài minh gồm 211 chữ, còn khá rõ, phủ kín cả 4 ô hình thang và khoảng trống giữa những đường đúc dọc.

Hà Nội có một bảo vật, tối nào cũng phải đem đi cất giấu - 13

Minh văn trên quả chuông còn cho chúng ta biết đến một tổ chức hành chính xã – thôn – huyện, xuất hiện ở nước ta khá sớm, cùng với đó là những chức danh, đạo giáo ở nước ta vào thế kỷ thứ X.

Theo Trưởng ban Di tích, hiện tại có một số nơi trưng bày chuông Nhật Tảo nhưng đó chỉ là phiên bản mô phỏng. “Chuông chỉ được đem ra bày ở đình vào 2 dịp là hội làng (tháng Hai) và giỗ tổ đình (tháng Chín) vào những năm chẵn, năm trọng. Quá trình giữ gìn quả chuông là sự chung sức của cả dân làng Nhật Tảo. Cứ 3 tháng, chúng tôi lại kiểm tra và đem chuông ra ngoài lấy linh khí của trời đất”, ông Thao nói.

Theo Trưởng ban Di tích, hiện tại có một số nơi trưng bày chuông Nhật Tảo nhưng đó chỉ là phiên bản mô phỏng. “Chuông chỉ được đem ra bày ở đình vào 2 dịp là hội làng (tháng Hai) và giỗ tổ đình (tháng Chín) vào những năm chẵn, năm trọng. Quá trình giữ gìn quả chuông là sự chung sức của cả dân làng Nhật Tảo. Cứ 3 tháng, chúng tôi lại kiểm tra và đem chuông ra ngoài lấy linh khí của trời đất”, ông Thao nói.

Nguồn: [Link nguồn]

Ngắm bảo vật Quốc gia hơn 300 tuổi “độc nhất vô nhị” ở Bắc Ninh

Bức cửa võng đình làng Diềm (Bắc Ninh) có chiều cao 7m, bao gồm 4 tầng được chạm khắc tinh xảo hình rồng xuyên suốt...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hồng Phú ([Tên nguồn])
24h vạn dặm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN