Giữ quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn vì… chưa phát hiện ‘oan sai’

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đồng tình việc cấm tuyệt đối nồng độ cồn đối với người tham gia giao thông, bởi thực tiễn chứng minh thời gian qua chưa phát hiện trường hợp nào oan sai về nồng độ cồn.

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội đầu kỳ họp thứ 7, Bộ Công an vừa phối hợp với các bộ, ngành chỉnh lý dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Trong đó, cơ quan soạn thảo đề xuất giữ nguyên quy định cấm tuyệt đối người tham gia giao thông đường bộ sử dụng rượu, bia.

Điểm mới trong lần chỉnh lý này là việc cơ quan soạn thảo đưa vào quy định giao Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước “quy định về xác định nồng độ cồn và nồng độ cồn nội sinh trong máu”.

Việc giữ nguyên quy định và có chỉnh lý như trên của cơ quan soạn thảo nhận được sự đồng thuận của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Bởi lẽ, Quốc hội cho rằng quy định cấm tuyệt đối người lái xe sử dụng rượu, bia không phải mới mà kế thừa Luật Giao thông đường bộ và Luật Phòng chống tác hại rượu, bia.

Đề xuất giữ nguyên quy định về cấm tuyệt đối nồng độ cồn. Ảnh: P.HÙNG

Đề xuất giữ nguyên quy định về cấm tuyệt đối nồng độ cồn. Ảnh: P.HÙNG

“Trong dự thảo Luật này, nếu không tiếp tục kế thừa Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia mà quy định ngưỡng sẽ làm tăng số vụ tai nạn giao thông, kéo theo làm tăng hậu quả, thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra.

Song song đó, đi ngược lại những cố gắng, nỗ lực của cả hệ thống chính trị, gây lãng phí công sức, tiền bạc của Nhà nước và Nhân dân khi dày công tuyên truyền, kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm, từng bước hình thành văn hóa “đã uống rượu, bia thì không lái xe”…” - Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho hay.

Vì vậy, Quốc hội thống nhất với cơ quan soạn thảo và đề nghị Quốc hội tiếp tục cấm tuyệt đối người điều khiển phương tiện sử dụng rượu, bia trong dự luật để thông qua vào cuối kỳ họp thứ 7.

Sau quá trình thực hiện, khi cơ bản hình thành văn hóa tham gia giao thông “đã uống rượu, bia thì không lái xe” thì sẽ tiến hành tổng kết, đề xuất việc quy định hoặc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tiễn sau này.

Về lo lắng của một số đại biểu đối với nồng độ cồn tự nhiên, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho rằng dự luật đã giao cho Bộ Y tế quy định về xác định nồng độ cồn và nồng độ cồn nội sinh trong máu.

Mục đích để cơ quan chức năng làm căn cứ xác định trường hợp người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu có nồng độ cồn do sử dụng rượu, bia hoặc đồ uống có cồn khác.

“Theo chuyên gia y tế thì cồn nội sinh là cồn tự sinh ra trong cơ thể mà không có bất kỳ tác động nào khác bên ngoài, có nồng độ rất thấp mà các phương tiện thông thường kiểm tra nồng độ cồn hiện nay không thể phát hiện được. Thực tiễn, qua hoạt động kiểm tra của lực lượng Cảnh sát giao thông thời gian qua chưa phát hiện trường hợp nào oan sai về nồng độ cồn….” - Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh.

Bạn nghĩ thế nào về mức phạt mới đối với lái xe vi phạm nồng độ cồn từ 1/1/2020?

Nguồn: [Link nguồn]

Theo báo cáo của Bộ Công an thì từ tháng 6/2022 đến tháng 12/2023, số người chết và bị thương vì tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ liên quan đến rượu, bia chiếm 20% tổng số người chết và bị thương do TNGT đường bộ gây ra, trong số đó 80% là lỗi do người điều khiển phương tiện đã sử dụng rượu, bia gây ra.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo VIẾT LONG ([Tên nguồn])
Xử phạt lái xe có nồng độ cồn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN