Giật mình, VN chịu ảnh hưởng ô nhiễm thủy ngân từ TQ?

Sự kiện: Thời sự

Toàn bộ dải bờ biển phía đông của Trung Quốc dày đặc các nguồn phát tán thủy ngân. Việt Nam chắc chắn không tránh khỏi ô nhiễm vì rất gần và thuận tiện cho việc phát thải.

Giật mình, VN chịu ảnh hưởng ô nhiễm thủy ngân từ TQ? - 1

Dải bờ biển phía đông của Trung Quốc dày đặc các nguồn phát tán thủy ngân.

Tại Hội thảo Ô nhiễm không khí ở Việt Nam- thực trạng và giải pháp do Văn phòng Quốc hội tổ chức sáng nay, ông Nguyễn Văn Thùy, Giám đốc Trung tâm quan trắc môi trường, Tổng cục Môi trường chia sẻ, bên cạnh các nguồn ô nhiễm trong nước, Việt Nam đang đối mặt với ô nhiễm không khí xuyên biên giới.

Ô nhiễm xuyên biên giới

Theo ông Thùy, Việt Nam có biên giới với một số quốc gia có hoạt động sản xuất khá mạnh, chắc chắc bị ảnh hưởng bởi vấn đề ô nhiễm xuyên biên giới.

Vấn đề ô nhiễm xuyên biên giới khá nhiều, không chỉ ảnh hưởng của một hai nước lân cận mà chúng ta còn bị ảnh hưởng từ những vùng khá xa.

Đặc biệt, vào mùa đông ở miền bắc, chúng ta chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, chắc chắn các ô nhiễm từ Trung Quốc có vận chuyển vào Việt Nam.

Một số vấn đề như lắng đọng axit, sương mù quang hóa hay ô nhiễm xuyên biên giới tuy chưa có biểu hiện rõ ràng nhưng đã xuất hiện những dấu hiệu ảnh hưởng nhất định. Riêng việc quan trắc lắng đọng axit đã phát hiện chất ô nhiễm từ các quốc gia khác.

Ông Thùy cho biết, hiện nay chưa có nhiều số liệu về vấn đề ô nhiễm xuyên biên giới. Tuy nhiên, Việt Nam đã bắt đầu tham gia mạng quan trắc lắng đọng axit, thủy ngân, các chất ô nhiễm xuyên biên giới, một thời gian nữa chúng ta mới có số liệu.

Giải quyết ra sao?

Về ô nhiễm thủy ngân xuyên biên giới, theo ông Thùy, đây là vấn đề được các quốc gia trên thế giới quan tâm nhiều. Bên cạnh chúng ta, trên bản đồ đánh giá nguồn phát thải thủy ngân trong không khí thế giới, các nhà khoa học đánh dấu toàn bộ dải bờ biển phía đông của Trung Quốc dày đặc các nguồn phát tán thủy ngân.

Thủy ngân từ Trung Quốc phát tán vào các quốc gia xung quanh như Nhật Bản, Hàn Quốc, thậm chí sang cả Mỹ. Việt Nam chưa có số liệu đo đạc trực tiếp nhưng chắc chắn không tránh khỏi vì rất gần và thuận tiện cho việc phát thải.

Ông Thùy cho biết thêm, thời gian tới, Công ước Mianmanta về thủy ngân đã được 38 quốc gia phê duyệt, nếu đủ 50 quốc gia phê duyệt sẽ có hiệu lực. Lúc đó sẽ xây dựng mạng lưới ô nhiễm thủy ngân toàn cầu để theo dõi diễn biến và sự lan truyền thủy ngân trong khí quyền.

Theo ông Trương Mạnh Tiến, Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường,  ô nhiễm thủy ngân đã lan sang Nhật Bản, Hàn Quốc, thậm chí cả Mỹ thì Việt Nam nằm ngay gần, khó tránh khỏi.

Ông Tiến cho rằng, Việt Nam nên dựa vào các công ước quốc tế để xây dựng các cam kết giữa hai quốc gia về các vấn đề ô nhiễm xuyên biên giới.

Không có chuyện HN ô nhiễm không khí thứ 2 thế giới

Những ngày qua, Hà Nội xuất hiện hiện tượng sương mù quang hóa hình thành từ việc đốt rơm rạ nhiều tại ngoại thành.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Hoài (Tiền Phong)
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN