Giám đốc HCDC: Phải tính đến phương án "sống chung với lũ"

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Chiều 25-6, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP HCM, ông Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (HCDC), cho rằng TP phải tính đến phương án "sống chung với lũ" trong giai đoạn tới.

Ông Nguyễn Trí Dũng đánh giá tình hình dịch ở TP HCM theo số liệu ca bệnh có triệu chứng và không triệu chứng đang điều trị tại các bệnh viện Covid-19, cho thấy số bệnh nhân có triệu chứng rất thấp so với giai đoạn đầu. 

Cụ thể, trong những ngày đầu phát hiện ca bệnh tại chuỗi điểm nhóm Hội thánh truyền giáo Phục Hưng, số người mắc có triệu chứng lên đến 68%, nhưng đến bây giờ số người không có triệu chứng là 68%. Trong đó, có triệu chứng nặng cần hỗ trợ hô hấp, chiếm 1,3%. 

Ông Dũng lý giải những chuỗi lây truyền của virus qua nhiều thế hệ sẽ có hai trạng thái: biến chủng sẽ tăng độc lực và không biến chủng, độc lực sẽ giảm. Liệu điều này đang xảy ra ở TP HCM, tức là còn lây lan nhanh nhưng không triệu chứng, hoặc triệu chứng nhẹ?

"Khi phát hiện ca chỉ điểm và tiến hành truy vết ngược, đã phát hiện chùm ca bệnh, hầu như họ không có triệu chứng hoặc triệu chứng rất mơ hồ, nếu những trường hợp chỉ điểm đó mà bệnh nhẹ hoặc không có bệnh thì rõ ràng sẽ bị bỏ qua. Vì vậy, chúng ta chậm hơn là đều thấy rõ", ông Dũng nói. 

Theo ông Dũng, thời điểm này, biện pháp truy vết vẫn phải tiếp tục nhưng trong giai đoạn sắp đến, phải tính tới phương án "sống chung với lũ", truy vết tìm con rắn độc thay vì tìm con rắn nước. Tức là, phải bảo vệ những đối tượng nguy cơ, ví dụ trong những trung tâm chăm sóc những đối tượng nguy cơ, bệnh nền thì cần được bảo vệ.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm tại TP Thủ Đức, TP HCM. (Ảnh: HẢI YẾN)

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm tại TP Thủ Đức, TP HCM. (Ảnh: HẢI YẾN)

Tại cuộc họp này, bác sĩ Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP HCM, cho biết sở này đang lên kế hoạch 7.000 và 10.000 ca bệnh. Đối những trường hợp nhẹ không có triệu chứng thì tập trung lại một nơi như khu cách ly, bệnh viện dã chiến. Bệnh nhân có triệu chứng được đưa đến Bệnh viện Khu vực quận Gò Vấp, Bệnh viện Dã chiến Củ Chi, Bệnh viện Điều trị Covid-19 Củ Chi, Bệnh viện Điều trị Covid-19 Cần Giờ, Bệnh viện Điều trị Covid-19 Bình Chánh, Bệnh viện Đa khoa Khu vực Thủ Đức. 

Riêng đối với bệnh nhân nặng sẽ chuyển về Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Trưng Vương, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Sự phân bổ này sẽ giảm tải cho bệnh viện trung tâm.

Ngoài ra, theo báo cáo của bác sĩ Bỉnh, từ 26-5 đến hết ngày 24-6, TP đã lấy 1.085.493 mẫu xét nghiệm (tại các khu cách ly, khu phong tỏa, các tòa nhà, khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao,...). 

Cụ thể: Tiếp xúc F1: 17.459 mẫu, trong đó, 16.279 mẫu âm tính, 1.180 mẫu chờ kết quả. Tiếp xúc F2: 147.566 mẫu, trong đó, 106.218 âm tính, 41.348 đang chờ kết quả. Tiếp xúc khác và mở rộng xét nghiệm: 920.468 mẫu (gộp 10), trong đó 619.926 mẫu âm tính, 300.542 mẫu chờ kết quả. 

Về công tác tổ chức cách ly y tế cho người nhập cảnh, người tiếp xúc ca bệnh, người về từ vùng dịch, bác sĩ Bỉnh cho biết hiện TP có 11 cơ sở cách ly tập trung với 12.937 giường (sức chứa theo kế hoạch là 21.150 người). Trong đó, đang cách ly 6.559 người, khả năng còn tiếp nhận 3.109 người. 57 cơ sở cách ly tập trung của quận, huyện với tổng công suất 5.647 giường: hiện đang cách ly 3.241 người, khả năng còn tiếp nhận 1.497 người. 53 khách sạn cách ly có thu phí với 4.618 giường, hiện đang cách ly cho 2.560 chuyên gia người nước ngoài và tổ bay, khách khác, khả năng còn tiếp nhận 1.769 người.

Nguồn: [Link nguồn]

TP.HCM: Phát hiện 50 ca nghi nhiễm COVID-19 cùng lúc tại một con hẻm ở quận 4

Sau khi lấy lại mẫu đơn trong 19 mẫu gộp dương tính với SARS-CoV-2, cơ quan y tế phát hiện 50 trường hợp nghi nhiễm COVID-19...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thuận - Hải Yến ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN