Độc lạ "trạm cá chép siêu tốc" đưa ông Táo về trời

Nhiều địa phương ở TP. Huế (Thừa Thiên Huế) bố trí các điểm đặt tượng ông Táo tập trung trên các tuyến đường nhằm tránh tình trạng mất mỹ quan sau lễ cúng ông Công ông Táo (23 tháng Chạp).

Vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, nhiều gia đình đều sắp mâm lễ cúng ông Công ông Táo với mục đích tiễn đưa Táo quân về chầu trời. Lễ cúng ông Công ông Táo là dịp để mỗi gia đình thờ cúng lên vị thần này, cầu mong sự ấm no, đủ đầy, yên bình trong năm mới.

Điểm đặt tượng ông Táo tập trung tại phường Kim Long.

Điểm đặt tượng ông Táo tập trung tại phường Kim Long.

Tại Huế, bắt đầu từ rạng sáng cho đến 12h trưa ngày 23 tháng Chạp, các gia đình thường làm một mâm cỗ để đưa ông Công ông Táo về chầu trời. Sau lễ cúng, theo phong tục, những bức tượng ông Táo thường được đưa ra các vị trí thông thoáng như ngã ba, ngã tư, hay các gốc cây cổ thụ với quan niệm tiễn ông Táo về trời.

UBND phường An Cựu làm các mô hình đặt tượng ông Táo.

UBND phường An Cựu làm các mô hình đặt tượng ông Táo.

Việc người dân đặt các vật sau lễ cúng tại các vị trí công cộng vô tình gây mất mỹ quan đô thị, giảm đi sự trang nghiêm. Trước thực trạng này, chính quyền địa phương ở Huế chỉ đạo lực lượng làm các mô hình bố trí tại các tuyến đường để người dân đặt tượng ông Táo.

Sau lần đầu tiên triển khai vào năm 2023, năm nay UBND phường Kim Long bố trí 11 "Trạm cá chép siêu tốc" tại các tuyến đường chính trên địa bàn để tiễn ông Táo về trời. "Năm 2023, phường làm các trạm tiễn bằng bạt, dễ cháy, năm nay chuyển sang làm bằng tôn, trang trí thêm để tạo sự vui tươi, thu hút thị giác", ông Mai Khắc Phục, Chủ tịch UBND phường Kim Long nói.

Điểm đặt tượng ông Táo được bố trí tại các tuyến đường ở phường An Cựu.

Điểm đặt tượng ông Táo được bố trí tại các tuyến đường ở phường An Cựu.

Trong khi đó, ông Trần Quang Dũng, Chủ tịch UBND phường An Cựu cho biết, năm nay cũng là năm thứ hai địa phương triển khai bố trí các điểm tiễn ông Táo tập trung. Có tổng cộng 18 điểm đặt, sau lễ cúng ngày 23, lực lượng chức năng sẽ đi gom lại tập kết để phía công nhân vệ sinh môi trường đô thị dọn dẹp.

Người dân đem tượng ông Táo đến địa điểm bố trí khung.

Người dân đem tượng ông Táo đến địa điểm bố trí khung.

"Trước đây, sau lễ cúng, người dân cứ đưa ra bỏ ở ngoài đường, rất mất mỹ quan và thiếu sự trang nghiêm. Tuy nhiên từ khi triển khai các trạm đặt này, người dân rất đồng tình, hưởng ứng qua đó tạo sự văn minh, nâng cao ý nghĩa của ngày 23 tháng Chạp", ông Dũng nói.

Được biết, năm nay các xã, phường ở TP. Huế như Phường Đúc, Hương Vinh, Phú Dương... cũng triển khai các trạm đặt tượng ông Táo tập trung.

Nguồn: [Link nguồn]

Những ngày này, làng nghề cá chép đỏ Thủy Trầm (xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê, Phú Thọ) lại nhộn nhịp chuẩn bị thu hoạch cá phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân trong ngày Tết ông Công, ông Táo (ngày 23 tháng Chạp hàng năm).

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Dũng ([Tên nguồn])
Ngày ông Công ông Táo Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN