Dỡ biệt thự nhường đất cho cao tốc

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Quảng Ngãi - Nhiều nhà cao tầng, biệt thự ở Ngã tư Quốc tế, huyện Tư Nghĩa, được tháo dỡ để bàn giao mặt bằng cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn trước 30/6.

Ngã tư Quốc tế nằm trên quốc lộ 623B, qua xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi, có nhiều ngôi nhà cao tầng, biệt thự của người dân xây dựng hàng chục năm qua.

Ngã tư Quốc tế nằm trên quốc lộ 623B, qua xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi, có nhiều ngôi nhà cao tầng, biệt thự của người dân xây dựng hàng chục năm qua.

Khu vực này thuộc diện phải giải tỏa, di dời để nhường đất cho cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn, dự án thành phần của cao tốc Bắc - Nam. Nhưng thời gian qua, người dân và chính quyền chưa đồng thuận trong phương án bồi thường, tái định cư nên nhiều hộ chưa di dời. Đây là nguyên nhân chính khiến Quảng Ngãi đã giao 99% mặt bằng nhưng 1% bị tắc nghẽn.

Nửa tháng qua, chính quyền liên tục vận động để người dân di dời nội thất, tháo dỡ nhà cửa, vật kiến trúc.

Ngôi nhà của ông Lê Văn Tình được xây theo kiến trúc biệt thự. Nhà có diện tích sàn 200 m2 trên mảnh đất 400 m2 ngay mặt tiền quốc lộ. Hơn 2/3 diện tích tòa nhà trong diện phải thu hồi, tháo dỡ, đền bù 100% do phá vỡ kết cấu.

Ngôi nhà của ông Lê Văn Tình được xây theo kiến trúc biệt thự. Nhà có diện tích sàn 200 m2 trên mảnh đất 400 m2 ngay mặt tiền quốc lộ. Hơn 2/3 diện tích tòa nhà trong diện phải thu hồi, tháo dỡ, đền bù 100% do phá vỡ kết cấu.

Ngôi nhà được xây dựng khoảng 15 năm trước, với phòng khách treo đèn chùm. Chi phí xây dựng nhiều tỷ đồng. Theo quy định, ngoài tiền đền bù thì ông Tình còn được giao đất tái định cư, song chủ nhà chưa đồng ý với mức bồi thường nên chưa nhận tiền.

Ngôi nhà được xây dựng khoảng 15 năm trước, với phòng khách treo đèn chùm. Chi phí xây dựng nhiều tỷ đồng. Theo quy định, ngoài tiền đền bù thì ông Tình còn được giao đất tái định cư, song chủ nhà chưa đồng ý với mức bồi thường nên chưa nhận tiền.

Dù vậy, ngày 12/6, ông Tình đã thuê nhiều nhân công đến di dời nhiều nội thất. Những bức tường dần được xe múc phá dỡ.

Dù vậy, ngày 12/6, ông Tình đã thuê nhiều nhân công đến di dời nhiều nội thất. Những bức tường dần được xe múc phá dỡ.

Chủ biệt thự là một trong 13 hộ chấp nhận tháo di dời để nhường đất cho cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn nhưng chưa nhận tiền đền bù.

Đối diện biệt thự của ông Tình, bốn căn nhà lớn cũng bị tháo dỡ. Chủ nhà là anh em cùng một gia đình. Họ xây nhà trên đất ông bà để lại và chưa làm thủ tục chuyển đổi, nên chỉ có khoảng 100 m2 đất ở. Vì thế chính quyền và gia đình chưa tìm được phương án phù hợp bố trí đất tái định cư.

Đối diện biệt thự của ông Tình, bốn căn nhà lớn cũng bị tháo dỡ. Chủ nhà là anh em cùng một gia đình. Họ xây nhà trên đất ông bà để lại và chưa làm thủ tục chuyển đổi, nên chỉ có khoảng 100 m2 đất ở. Vì thế chính quyền và gia đình chưa tìm được phương án phù hợp bố trí đất tái định cư.

Xây nhà trên diện tích đất 300 m2 cạnh Ngã tư Quốc tế, chị Từ Thị Xuyên cho biết vợ chồng rất buồn khi gia sản dành dụm để xây nhà nhưng giờ phải dời đi. Diện tích đất hai lô nhưng chỉ được đền bù một lô (150 m2).

Xây nhà trên diện tích đất 300 m2 cạnh Ngã tư Quốc tế, chị Từ Thị Xuyên cho biết vợ chồng rất buồn khi gia sản dành dụm để xây nhà nhưng giờ phải dời đi. Diện tích đất hai lô nhưng chỉ được đền bù một lô (150 m2).

"Dân đồng ý tháo gỡ nhưng chính quyền phải giải quyết cho ổn thỏa. Về nhà cửa, vật kiến trúc thì có thể chấp nhật thiệt thòi nhưng đất đai đền bù như vậy không thỏa đáng. Vì thế vợ chồng tôi chưa nhận đất, chưa ký giấy tờ gì cả", chị Xuyên nói.

Chiều 12/6, chị vẫn thuê thợ tháo dỡ nhà để kịp tiến độ cho cao tốc.

Ngôi nhà của ông Đặng Văn Tiết, 62 tuổi, được xây trên diện tích 148 m2, nằm trong diện phải di dời cho cao tốc. Ông Tiết cho biết, hộ ông rơi vào trường hợp giao đất có thu tiền sử dụng đất với diện tích khoảng 110 m2.

Ngôi nhà của ông Đặng Văn Tiết, 62 tuổi, được xây trên diện tích 148 m2, nằm trong diện phải di dời cho cao tốc. Ông Tiết cho biết, hộ ông rơi vào trường hợp giao đất có thu tiền sử dụng đất với diện tích khoảng 110 m2.

"Về cái chung thì phải làm nhưng cái riêng thì tôi chưa hài lòng vì Bộ Tài nguyên và Môi trường có hướng dẫn để cho chúng tôi hưởng chính sách có lợi hơn nhưng địa phương không áp dụng", ông Tiết nói.

Ngoài các thợ do ông Tiết nhờ, một số dân quân cũng được địa phương điều động để hỗ trợ dời nhà.

Một ngôi nhà hai tầng khác bị tháo dỡ để nhường đất cho cao tốc. Theo người dân, Ngã tư Quốc tế là vị trí đắc địa, thuận lợi để buôn bán cũng như tiện đường cho con cái học hành. Mấu chốt khiến người dân ở đây chậm di dời là khung giá bồi thường của nhà nước quá thấp so với giá trị thực tế của đất và nhà họ sở hữu.

Một ngôi nhà hai tầng khác bị tháo dỡ để nhường đất cho cao tốc. Theo người dân, Ngã tư Quốc tế là vị trí đắc địa, thuận lợi để buôn bán cũng như tiện đường cho con cái học hành. Mấu chốt khiến người dân ở đây chậm di dời là khung giá bồi thường của nhà nước quá thấp so với giá trị thực tế của đất và nhà họ sở hữu.

Có trường hợp người dân từng bị di dời để phục vụ cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi (sát Ngã tư Quốc tế), nay tiếp tục di dời để phục vụ cao tốc Bắc - Nam.

Ông Nguyễn Đăng Vinh, Chủ tịch UBND huyện Tư Nghĩa (thứ hai từ trái sang) và ông Trần Quang Tòa, Bí thư Huyện ủy Tư Nghĩa (đội mũ cối) những ngày qua liên tục trực ở Ngã tư Quốc tế chỉ đạo việc di dời kịp tiến độ. Lãnh đạo huyện cho biết, đây là điểm nghẽn trong giải phóng mặt bằng nên tỉnh cho chủ trương những hộ chưa được nhà nước giao đất và không còn đất ở sẽ được giao đất có thu tiền sử dụng đất.

Ông Nguyễn Đăng Vinh, Chủ tịch UBND huyện Tư Nghĩa (thứ hai từ trái sang) và ông Trần Quang Tòa, Bí thư Huyện ủy Tư Nghĩa (đội mũ cối) những ngày qua liên tục trực ở Ngã tư Quốc tế chỉ đạo việc di dời kịp tiến độ. Lãnh đạo huyện cho biết, đây là điểm nghẽn trong giải phóng mặt bằng nên tỉnh cho chủ trương những hộ chưa được nhà nước giao đất và không còn đất ở sẽ được giao đất có thu tiền sử dụng đất.

Từ cơ sở này, địa phương vận động người dân tháo dỡ. "Ban đầu tâm lý người dân không muốn đi nơi ở mới. Công sức làm ra ngôi nhà rất lớn nhưng buộc phải di dời. Nhưng chúng tôi giải thích rằng đây là chủ trương cần thiết", ông Vinh nói.

Theo ông Vinh, ngoài 13 hộ chưa chấp nhận bồi thường nhưng vẫn đồng ý di dời, nơi này còn có 16 hộ đã nhận tiền nhưng chưa chịu dời đi, 3 hộ chưa đồng ý nhận bồi thường và di dời.

Một ngôi nhà sau khi đã dời hết nội thất. Các bức tường được đục trống hoác.

Một ngôi nhà sau khi đã dời hết nội thất. Các bức tường được đục trống hoác.

Tại cuộc họp hôm 30/5, Bí thư Quảng Ngãi Bùi Thị Quỳnh Vân chỉ đạo vận dụng linh hoạt quy định để đền bù, tái định cư cho người dân nhằm giải phóng điểm nghẽn giải phóng mặt bằng trên cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn, hoàn thành trước 30/6.

Tại cuộc họp hôm 30/5, Bí thư Quảng Ngãi Bùi Thị Quỳnh Vân chỉ đạo vận dụng linh hoạt quy định để đền bù, tái định cư cho người dân nhằm giải phóng điểm nghẽn giải phóng mặt bằng trên cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn, hoàn thành trước 30/6.

Cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn dài 88 km, đi qua Quảng Ngãi và Bình Định, tổng vốn đầu tư hơn 20.000 tỷ đồng, là dự án thành phần của cao tốc Bắc - Nam, được Thủ tướng Phạm Minh Chính bấm nút khởi công đầu năm nay. Trong giai đoạn đầu, cao tốc được đầu tư 4 làn xe, tốc độ thiết kế 80 km/h, dự kiến hoàn thành năm 2026.

Hướng tuyến cao tốc Quãng Ngãi - Hoài Nhơn và khu vực tháo dỡ nhà. Đồ họa: Đăng Hiếu

Hướng tuyến cao tốc Quãng Ngãi - Hoài Nhơn và khu vực tháo dỡ nhà. Đồ họa: Đăng Hiếu

Nguồn: [Link nguồn]

TP.HCM chính thức phê duyệt hệ số điều chỉnh giá đất để tính bồi thường cho dự án vành đai 3. Theo đó, mức bồi thường cao nhất lên đến 73,3 triệu...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phạm Linh ([Tên nguồn])
Công trình giao thông trọng điểm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN