Đánh con 10 tuổi đến rạn xương sườn, bố đẻ và mẹ kế đối diện hình phạt nào?

Sau khi Trần Hoài Nam và Phạm Thị Tú Trinh bị khởi tố, nhiều người đặt ra câu hỏi: Các nghi can sẽ đối mặt với hình phạt nào?

Đánh con 10 tuổi đến rạn xương sườn, bố đẻ và mẹ kế đối diện hình phạt nào? - 1

Trần Hoài Nam và Phạm Thị Tú Trinh đã bị khởi tố vì ngược đãi con

Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã khởi tố bị can đối với vợ chồng Trần Hoài Nam (SN 1983, ở phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội) và Phạm Thị Tú Trinh (SN 1983) về hành vi "Ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu, người có công nuôi dưỡng mình gây hậu quả nghiêm trọng" theo Điều 151, Bộ luật Hình sự.

Nạn nhân trong vụ án này là cháu T.G.K. (10 tuổi), con trai ruột của Trần Hoài Nam.

Theo điều tra, Nam nhiều lần đánh đập, hành hạ cháu K khi cháu có lỗi. Trong một lần cháu K làm đổ bát nước mắm, Nam đã bắt con mình phải cầm chai nước mắm uống để cho... chừa.

Về phần Trinh, dù biết chồng hành hạ, đánh đập cháu K nhưng Trinh không can ngăn. Bản thân Trinh cũng đánh đập, hành hạ cháu K với lý do để "dạy dỗ" cháu.

“Đối tượng (Trinh – PV) khai nhận nhiều lần đánh cháu bằng môi, thìa, đũa”, cán bộ Công an quận Cầu Giấy thông tin.

Liên quan tới vụ án trên, nhiều người đặt câu hỏi: Với việc bị khởi tố theo Điều 151, Bộ luật Hình sự, Nam và Trinh sẽ đối mặt với hình phạt nào?

Trả lời câu hỏi trên, luật sư Hà Huy Phong (Giám đốc Công ty luật Inteco) cho biết: Theo quy định tại Điều 151, người có tội ngược đãi hoặc hành hạ con mình gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm.

“Như vậy, nếu bị truy tố về hành vi ngược đãi hoặc hành hạ con, Nam và Trinh sẽ đối mặt với án phạt nhẹ nhất là cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 3 năm, nặng nhất là phạt tù tới 3 năm”, luật sư Phong nói.

Ông Phong đánh giá, hành vi của hai vợ chồng Nam và Trinh là rất nhẫn tâm, gây bức xúc trong dư luận nên cần xử lý nghiêm theo quy định.

Đánh con 10 tuổi đến rạn xương sườn, bố đẻ và mẹ kế đối diện hình phạt nào? - 2

Nam thực nghiệm lại hành vi đánh cháu K.

“Trẻ em là đối tượng được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục. Vì vậy việc sử dụng vũ lực, hành hạ trẻ em là hành vi đáng lên án và cần bị xử lý nghiêm.

Khi xem hình ảnh gương mặt và thân thể cháu chi chít các vết thương, vết sẹo, tôi vô cùng bức xúc. Đau lòng hơn nữa khi cháu bé lên tiếng tố cáo chính bố đẻ và mẹ kế là người gây ra những thương tích kinh hoàng đó.

Tôi cho rằng, cháu bé đã chịu tổn thương rất lớn về cả thể chất và tinh thần nên mới phải bỏ trốn về nhà ông nội”, ông Phong bày tỏ.

Theo luật sư Phong, việc xử lý Nam và Trinh sẽ phụ thuộc vào thiệt hại về tâm lý, sức khỏe của cháu K, cũng như động cơ, mục đích của các đối tượng khi phạm tội.

“Trong trường hợp việc ngược đãi, bạo hành con là hệ quả của việc dạy con sai cách, thông qua biện pháp bạo lực, hay nói cách khác việc gây ra thương tích là do vô ý thì có thể xử lý hình sự với khung hình phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ.

Tuy nhiên, nếu hành vi bạo hành, ngược đãi kéo dài trong thời gian dài, gây tổn hại nghiêm trọng tới sức khỏe và tâm lý cho cháu bé thì nghi phạm có thể bị áp dụng hình phạt nặng hơn là án phạt tù.

Qua thông tin ban đầu báo chí phản ánh về vụ việc cháu K bị bố đẻ và mẹ kế bạo hành, tôi cho rằng, vụ việc có tính chất nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận nên cần phải xử lý nghiêm để răn đe, làm gương”, luật sư Phong nêu quan điểm.

Bé trai 10 tuổi kể lại cuộc đào thoát khỏi ”căn nhà đau khổ”

Không chịu được việc bạo hành nên K đã ấp ủ kế hoạch rời khỏi căn nhà trọ của bố đẻ và mẹ kế.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Xuân Lực ([Tên nguồn])
Bé trai 10 tuổi bị bố đánh đập dã man Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN