Cơm 2.000 đồng: Đừng “ném đá” việc thiện

“Những việc làm từ thiện thì mức giá phải trả gần như bằng 0 bao giờ cũng được hoan nghênh và chưa ai "ném đá" hay gọi là bán phá giá”, tiến sĩ Nguyễn Hồng Nga, Phó trưởng Khoa kinh tế ĐH Kinh tế - Luật (ĐHQG TP.HCM) nói.

Cơm 2.000 đồng không phải "bán phá giá"

Tiến sĩ Nguyễn Hồng Nga cho rằng, về mặt kinh tế, cơm 2000 đồng đúng là bán dưới giá thành và có thể gọi là bán phá giá. Tuy nhiên, đứng trên quan điểm xã hội, quán cơm 2.000 đồng hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nên khó có thể gọi với cái mác “bán phá giá”. “Giống như trong giáo dục, có những người học được cấp học bổng toàn phần hoặc một phần thì đây là giải pháp dành cho một số đối tượng và không bị kiện cáo bao giờ vì lý do bán phá giá. Những việc làm từ thiện thì mức giá phải trả gần như bằng 0 bao giờ cũng được hoan nghênh và chưa ai "ném đá" hay gọi là bán phá giá”, tiến sĩ Nga nói.

tiem com 2000 dong  tiem com 2000 dong o sai gon  tin nhanh  tin moi  bao

Chẳng ai muốn nghèo mãi để được ăn cơm 2.000 đồng

Tiến sĩ Nguyễn Hồng Nga cũng cho rằng, việc mở các quán cơm từ thiện 2.000 đồng không vi phạm pháp luật Việt Nam và Luật cạnh tranh bởi vì mục đích phi thương mại. Mặt khác, vì số quán này rất ít và chỉ phục vụ một số nhóm đối tượng mục tiêu nên hầu như không ảnh hưởng tới hoạt động của các quán còn lại. Ông phân tích: “Thử hình dung, một quán cơm 2.000 đồng một ngày phục vụ được 500 khách, cho nên số khách hàng được phục vụ một ngày nếu có 3 quán cơm (mỗi quán phục vụ 1 bữa trưa) chỉ là 1.500 người, nếu so sánh số người được phục vụ tại TP.HCM một ngày khoảng 1 triệu người thì chiếm 0,15%, một con số gần bằng 0. Do vậy việc xuất hiện vài quán ăn từ thiện 2.000 đồng không ảnh hưởng tới hoạt động của các quán cơm khác”.

Dưới góc nhìn của một người nghiên cứu kinh tế, tiến sĩ Nga cũng chỉ ra những tác động tích cực của mô hình cơm 2.000 đồng. “Việc xuất hiện các quán ăn 2.000 đồng có một số tác động về mặt kinh tế. Thứ nhất là thêm cung cho nền kinh tế. Thứ hai, cơm 2.000 đồng sẽ giúp người nghèo tiết kiệm được một số kinh phí để họ có thể đầu tư thêm cho con cái họ học tập hoặc thêm thuốc men cho chữa trị bệnh tật, điều này sẽ tốt cho cá nhân họ và nền kinh tế. Thứ ba, tạo niềm tin cho những người khốn khó bởi họ biết rằng, vẫn có những con người tốt bụng quan tâm và lo lắng đến thân phận của người nghèo. Niềm tin là một vốn xã hội cần thiết để xây dựng một đất nước phồn vinh”, tiến sĩ Nga phân tích.

tiem com 2000 dong  quan com 2000 dong sai gon  com 2000  com 2000 dong  com cho nguoi ngheo  com mien phi  quan com 2000 dong  quan com cho nguoi ngheo  quan com 2000 o tphcm  quan cho cho nguoi ngheo o tphcm  bua com nguoi ngheo  ban com khong  ban com trang  ban com ky  tin nhanh  tin moi  tin hay  tin nong  tin hot  tin tức  tin tuc  tintuc  tin tuc online  bao dien tu  bao vn  xa hoi  doc bao  bao  vn  viet nam

Tiến sĩ Nguyễn Hồng Nga cho rằng, những mô hình thiết thực như cơm 2000 đồng cần được nhân rộng vì những lợi ích xã hội mà nó mang đến

Tiến sĩ Nga cho rằng, những mô hình thiết thực như quán cơm 2.000 đồng cần được mở rộng hơn nữa vì những lợi ích xã hội của nó.

Ông chia sẻ: “Xã hội chúng ta tuy có làm từ thiện nhưng chưa đủ so với tiêu chuẩn khoảng 1% GDP dành cho các công việc từ thiện. Do vậy, chúng tôi cho rằng, việc xuất hiện các quán cơm 2.000 đồng là đáng được hoan nghênh và nhân rộng. Dĩ nhiên, việc nào cũng có 2 mặt và sẽ có 1 số kẻ lạm dụng, nhưng cơ bản nó tạo được một hiệu ứng tốt cho xã hội, tạo giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Đúng là việc mở các quán 2.000 chỉ mang tính nhất thời, cho người nghèo con cá chứ chưa phải cái cần câu, nhưng giải pháp nhất thời còn hơn không làm gì cả. Về mặt lâu dài, cần có những chính sách để người nghèo có thể tiếp cận với các dịch vụ, nhất là giáo dục và y tế, để mà con cái họ có điều kiện học hành và chăm sóc sức khỏe nhằm có một công việc ổn định với thu nhập tốt để trang trải cuộc sống”.

Chẳng ai muốn nghèo mãi để được ăn cơm 2.000 đồng

Thạc sĩ Xã hội học Nguyễn Thị Từ An, giảng viên trường ĐH Bình Dương cho rằng, lao động ngoại tỉnh có một vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển kinh tế của thành phố. “Như tất cả chúng ta đều biết, đa phần công nhân trong các khu công nghiệp lớn tại TP.HCM là người nhập cư. Vậy, hãy hình dung, nếu một ngày nào đó, tất cả công nhân nhập cư quay trở về quê quán của họ, liệu các xí nghiệp có hoạt động được với số ít công nhân là người địa phương? Rõ ràng, lao động nhập cư là một nguồn lực to lớn trong sự phát triển kinh tế của thành phố”, thạc sĩ Từ An đặt vấn đề.

com 2000 dong  com 2000 dong o sai gon  tin nhanh  tin moi

Thạc sĩ Từ An khẳng định, người lao động bám trụ tại thành phố để kiếm miếng cơm manh áo bằng chính sức lao động của mình, chứ không chỉ nhờ vào cơm 2.000 đồng

Tuy nhiên, việc nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho đối tượng này vẫn luôn là bài toán chưa có lời giải thích hợp. Đâu đó, vẫn còn nhiều người sống trong những khu trọ èo uột, không an ninh với những bữa cơm đạm bạc. Trong hoàn cảnh như thế, bữa cơm 2.000 đồng không những không khiến người lao động ỷ lại mà còn là động lực giúp họ vượt qua khó khăn.

Thạc sĩ Từ An nhận định, trong tình huống khi mà mạnh thường quân không thể cho "cái cần câu và chỉ cách câu", thì "con cá" lúc này là phù hợp. Cô An giải thích: “Ai cũng dễ dàng nhận thấy sự đồng cảm, sẻ chia và tinh thần tương thân tương ái của người Việt Nam. Vì vậy, thông qua bữa cơm 2.000 đồng này, bên cạnh việc họ tiết kiệm được một khoản tiền nho nhỏ, có lẽ, họ cũng sẽ cảm thấy như được chia sẻ, được an ủi những khó khăn trong cuộc sống. Và đó, chính là một động lực giúp họ vượt qua những thách thức ấy để thoát nghèo. Chẳng ai muốn mình nghèo mãi mãi để được ăn cơm 2000 đồng!”.

Là một người nghiên cứu xã hội học, thạc sĩ Từ An cho rằng, người nhập cư cũng là một trong những nguyên nhân gây nên các vấn đề xã hội. Nhưng không nên quy chụp rằng "mọi vấn đề xã hội nảy sinh có nguyên nhân từ người nhập cư".

“Người nhập cư cũng có muôn vạn người, chúng ta không thể "chụp mũ" rằng một nhóm tội phạm là người nhập cư, thì tất cả người nhập cư đều vô luật pháp! Khi một vấn đề xã hội nảy sinh, chúng ta cần xem xét ở nhiều góc độ khác nhau chẳng hạn như chính sách quản lí, đội ngũ thi hành luật, ý thức người dân…”, thạc sĩ Từ An nói và khẳng định, những bữa cơm 2.000 đồng không phải là một "lực hấp dẫn" người lao động bám trụ tại thành phố. Cái họ cần là kiếm miếng cơm manh áo bằng chính sức lao động của mình. Và nếu không có bữa cơm 2000 đồng, họ vẫn ở lại thành phố để làm việc.

Thêm một tiệm cơm 2000 đồng

Trưa nay (9/9), tiệm cơm Nụ Cười 4 của Quỹ từ thiện tình thương TP.HCM khai trương tại số 132 Bến Vân Đồn, phường 6, quận 4, TP.HCM. Tiệm cơm bán đồng giá mỗi suất 2.000 đồng, hoạt động từ  11h - 12h30 từ thứ hai đến thứ 7 hằng tuần.

Như vậy tại TP.HCM Quỹ từ thiện tình thương TP.HCM đã khai trương 4 tiệm cơm Nụ Cười bán đồng giá 2000 đồng, bao gồm các món xào, mặn, canh, tráng miệng, trà đá và cơm (không giới hạn) phục vụ người lao động nghèo, học sinh, sinh viên.

Trước đó, các tiệm cơm Nụ Cười 1 (số 6 Hồ Xuân Hương, quận 3, TP.HCM),  Nụ Cười 2 (số 46/22 Nguyễn Ngọc Nhựt, phường Tân Quý, quậnTân Phú, TP.HCM), Nụ Cười 3 (số 298A Huỳnh Tấn Phát, phường Tân Thuận Tây, quận 7, TP.HCM) đã đi vào hoạt động.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Vương ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN