Cơ hội nhân bản rùa Hoàn Kiếm

Bảo quản các mô sống của cụ rùa hồ Gươm là việc làm cực kỳ cấp bách và cần thiết vì không có nhiều lựa chọn cho công tác bảo tồn loài rùa quý, hiếm này.

Cụ rùa là giống đực

Trái với thông tin cụ rùa là giống cái như nhiều phương tiện truyền thông đưa tin, các nhà khoa học quốc tế lại cho rằng, cụ rùa là giống đực. Theo Chương trình Bảo tồn rùa châu Á (ATP), năm 2011 khi đưa cụ rùa lên bờ chữa trị, ATP đã tham vấn ý kiến của các chuyên gia hàng đầu thế giới đang làm việc với các loài rùa mai mềm trong đó có loài rùa Hoàn Kiếm. Dựa trên cơ sở phân tích hình thái học và căn cứ vào kích thước của cụ rùa, các nhà khoa học này khẳng định cụ rùa ở hồ Gươm là giống đực.

Cơ hội nhân bản rùa Hoàn Kiếm - 1

Thông tin cụ rùa là giống đực mở ra cơ hội nhân bản loài rùa này (ảnh minh họa)

Sao lại có thông tin cụ là giống cái? Theo TS Bùi Quang Tề, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1, trưởng nhóm cứu chữa cụ rùa năm 2011, khi đưa cụ rùa lên bờ, nhóm chữa trị không xác định giới tính của cụ vì đây không phải là việc cấp bách lúc bấy giờ. Các nhà khoa học chỉ đoán cụ là giống cái dựa trên quan sát hình thái ngoài. Tuy nhiên, do cụ rùa đã sống hàng trăm năm nên tính chính xác của nhận định không cao.

Theo một nguồn tin riêng của PV Tiền Phong, quá trình kiểm tra xác cụ rùa cho thấy, cụ là giống đực, dù thông tin cuối cùng phải dựa vào kết luận của Hội đồng khoa học do thành phố Hà Nội lập ra.

Thông tin cụ rùa là giống đực mở ra cơ hội nhân bản loài rùa này. Ông Tim McCormack, Điều phối viên Chương trình Bảo tồn rùa châu Á - Tổ chức Indo-Myanmar Conservation chia sẻ, trên quan điểm khoa học và bảo tồn, trình độ khoa học và công nghệ hiện tại có thể giúp khôi phục rùa Hoàn Kiếm và đưa loài rùa mai mềm cỡ lớn này trở lại hồ Gươm trong tương lai. Công nghệ nhân bản đã và đang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, trở thành một ngành công nghiệp cung cấp dịch vụ nhân bản các chú chó và các loài động vật khác cho những người nuôi thú cưng.

Theo đó, ngay sau khi con vật qua đời, việc thu thập và bảo quản mẫu mô sống của con vật phải được tiến hành càng sớm càng tốt bởi những mẫu mô này sẽ quyết định sự thành công của quá trình nhân bản sau này. Vì vậy, ông Tim cho rằng, Hà Nội phải nhanh chóng thu thập các mẫu mô của rùa Hoàn Kiếm trước khi các mô và tế bào sống bị phá hủy, không còn hữu dụng. Mẫu mô có thể thu thập từ các cơ quan như khí quản, tim, mô liên kết dưới xương mai hoặc cơ quan sinh sản. Mỗi mẫu có kích thước rất nhỏ là 1cm3. Một số viện, cơ sở nghiên cứu và các nhà khoa học tại Hà Nội có đủ kỹ thuật và trang thiết bị để thực hiện việc lưu trữ và bảo quản mô sống. Điều này sẽ mang lại cơ hội nhân bản rùa Hoàn Kiếm và góp phần khôi phục loài rùa vô cùng quý hiếm này.

Cụ rùa cùng loài với rùa ở hồ Đồng Mô

ATP thông tin: Rùa Hoàn Kiếm (còn có tên là giải Swinhoe, Rafetus swinhoei) được mô tả lần đầu tiên năm 1873, nhưng thực tế có rất ít nghiên cứu về loài rùa mai mềm khổng lồ này. Năm 2011, Quỹ bảo tồn rùa (TCF) xếp rùa Hoàn Kiếm là một trong 25 loài rùa bị đe dọa cao nhất thế giới. Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN xếp loài này vào mức cực kỳ nguy cấp (CR) năm 2010. Đứng đầu trong danh sách các loài rùa đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng, rùa Hoàn Kiếm còn bốn cá thể tồn tại được biết đến, hai cá thể được ghép đôi tại Vườn thú Tô Châu, Trung Quốc, một cá thể ở hồ Hoàn Kiếm và cá thể cuối cùng được phát hiện tại hồ Đồng Mô, Hà Nội.

Thông tin cụ rùa là giống đực mở ra cơ hội nhân bản loài rùa này. Ông Tim McCormack, Điều phối viên Chương trình Bảo tồn rùa châu Á - Tổ chức Indo-Myanmar Conservation chia sẻ, trên quan điểm khoa học và bảo tồn, trình độ khoa học và công nghệ hiện tại có thể giúp khôi phục rùa Hoàn Kiếm và đưa loài rùa mai mềm cỡ lớn này trở lại hồ Gươm trong tương lai. 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Hoài (Tiền Phong)
"Cụ" rùa Hồ Gươm chết Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN