Bảo quản, phân tích mẫu vật cá thể rùa Hoàn Kiếm quý hiếm vừa qua đời

Cá thể rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô, được phát hiện chết vào sáng 23/4 đã được vận chuyển về Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam (18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội) trong chiều nay. Cá thể sẽ được bảo quản ở phòng lạnh sâu trong khi chờ phương án xử lý của UBND thành phố Hà Nội.

Sáng 23/4, xác một cá thể rùa mai mềm khổng lồ bị chết nổi lên hồ Đồng Mô. Theo nguồn tin của Tiền Phong, đây là cá thể rùa Hoàn Kiếm quý hiếm sống ở hồ Đồng Mô.

Chiều nay (24/4), xác cá thể rùa đã được ướp lạnh và vận chuyển đến Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam để bảo quản trong phòng lạnh âm 18 độ trước khi chờ phương án xử lý mẫu vật của UBND thành phố Hà Nội. Đây cũng là nơi từng bảo quản "cụ rùa" cuối cùng của Hồ Gươm chết vào năm 2016.

Chiều nay (24/4), xác cá thể rùa đã được ướp lạnh và vận chuyển đến Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam để bảo quản trong phòng lạnh âm 18 độ trước khi chờ phương án xử lý mẫu vật của UBND thành phố Hà Nội. Đây cũng là nơi từng bảo quản "cụ rùa" cuối cùng của Hồ Gươm chết vào năm 2016.

Cá thể rùa vừa chết có chiều dài toàn thân 156cm, chiều dài mai rùa 98cm, chiều rộng mai rùa 76cm, cân nặng 93kg, khá tương đồng với cá thể rùa Hoàn Kiếm bẫy bắt được vào năm 2020.

Cá thể rùa vừa chết có chiều dài toàn thân 156cm, chiều dài mai rùa 98cm, chiều rộng mai rùa 76cm, cân nặng 93kg, khá tương đồng với cá thể rùa Hoàn Kiếm bẫy bắt được vào năm 2020.

Theo ông Nguyễn Xuân Đại, Giám đốc Sở Nông nghiệp Hà Nội, các nhà khoa học sẽ tiến lấy mẫu và giải mã gene cá thể rùa mai mềm khổng lồ vừa chết để xác định loài, tìm nguyên nhân và có hướng xử lý.

Theo ông Nguyễn Xuân Đại, Giám đốc Sở Nông nghiệp Hà Nội, các nhà khoa học sẽ tiến lấy mẫu và giải mã gene cá thể rùa mai mềm khổng lồ vừa chết để xác định loài, tìm nguyên nhân và có hướng xử lý.

Video cá thể rùa mai mềm Đồng Mô được đưa về bảo quản tại Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam chiều 24/4.

Các nhà khoa học chuẩn bị phương tiện để thu thập mẫu vật cá thể rùa vừa chết trước khi đưa vào phòng bảo quản lạnh sâu.

Các nhà khoa học chuẩn bị phương tiện để thu thập mẫu vật cá thể rùa vừa chết trước khi đưa vào phòng bảo quản lạnh sâu.

Mẫu vật được các nhà khoa học thu thập để thực hiện các xét nghiệm, phân tích.

Mẫu vật được các nhà khoa học thu thập để thực hiện các xét nghiệm, phân tích.

Cá thể rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô được phát hiện vào năm 2006. Năm 2008 cá thể này từng bị người dân bắt trong đợt lũ lịch sử của thành phố Hà Nội, sau đó được đưa lại hồ. Năm 2020, cơ quan chức năng phối hợp với các nhà bảo tồn bẫy bắt thành công cá thể rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô, thực hiện giải mã gene và giới tính loài. Trong ảnh là hình ảnh cá thể rùa Hoàn Kiếm khi bẫy bắt vào năm 2020.

Cá thể rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô được phát hiện vào năm 2006. Năm 2008 cá thể này từng bị người dân bắt trong đợt lũ lịch sử của thành phố Hà Nội, sau đó được đưa lại hồ. Năm 2020, cơ quan chức năng phối hợp với các nhà bảo tồn bẫy bắt thành công cá thể rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô, thực hiện giải mã gene và giới tính loài. Trong ảnh là hình ảnh cá thể rùa Hoàn Kiếm khi bẫy bắt vào năm 2020.

Rùa Hoàn Kiếm là loài rùa quý hiếm nhất thế giới. Với cái chết của cá thể rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô, thế giới chỉ còn 2 cá thể được ghi nhận còn sống chính thức thông qua xét nghiệm gene là cá thể ở vườn thú Tô Châu (Trung Quốc) và cá thể ở hồ Xuân Khanh của Việt Nam. Tại hồ Đồng Mô, Chương trình Bảo tồn rùa Châu Á ghi nhận 2 cá thể. Tuy nhiên chỉ có một cá thể được xác nhận bằng công nghệ gene, cá thể còn lại mới được ghi nhận thông qua quan sát. Với sự qua đời của cá thể rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô, hy vọng khôi phục loài rùa quý hiếm nhất thế giới thêm nhiều khó khăn.

Nguồn: [Link nguồn]

Rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô qua đời

Cá thể rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô, một trong 3 cá thể rùa Hoàn Kiếm được ghi nhận chính thức trên thế giới đã qua đời, làm hẹp dần hy vọng khôi phục loài rùa quý hiếm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Duy Phạm - Nguyễn Hoài ([Tên nguồn])
"Cụ" rùa Hồ Gươm chết Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN