Cao tốc trên cao Vành đai 4- Vùng Thủ đô dự kiến mức thu phí khởi điểm 1.700 đồng/km?

Sự kiện: Tin nóng

TP Hà Nội thông tin, mặc dù vẫn đang trong quá trình triển khai thực hiện chuẩn bị chủ trương đầu tư, song đã có nhiều nhà đầu tư có tiềm năng chính thức quan tâm đến dự án đường vành đai 4- Vùng Thủ đô.

"Chốt" dự án với hơn 95.400 tỷ đồng

Tại Tờ trình Chính phủ mới nhất về dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô vào đầu tháng 1/2022, TP Hà Nội cho biết, hiện “siêu” dự án này dành được sự quan tâm của rất nhiều nhà dầu tư.

Theo đó, đây là lần thứ ba, TP Hà Nội trình Chính phủ về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án này. Điểm khác biệt của lần trình Chính phủ mới đây là dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội đã được Hội đồng Thẩm định Nhà nước thẩm định Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi. Ngoài ra, nhiều nội dung trước đó đã được UBND TP Hà Nội và nhà đầu tư lập đề xuất dự án là Tập đoàn Vingroup tiếp thu, cập nhật để đảm bảo tính khả thi trong quá trình triển khai.

Theo đề xuất mới nhất của UBND TP Hà Nội, dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội có chiều dài 112,8 km (gồm 103,1 km đường vành đai 4 và 9,7 km tuyến nối theo hướng cao tốc Nội Bài - Hạ Long), đi qua địa phận TP Hà Nội, tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh.

Đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô có chiều dài 112,8km với cao tốc đi trên cao

Đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô có chiều dài 112,8km với cao tốc đi trên cao

Dự án được chia thành 3 dự án thành phần, vận hành độc lập và triển khai theo hình thức hỗn hợp đầu tư công và đầu tư PPP.

Cụ thể gồm: Dự án thành phần 1 - Giải phóng mặt bằng (theo quy mô quy hoạch bao gồm hệ thống đường cao tốc, đường 2 bên, hạ tầng kỹ thuật và hành lang dự trữ đường sắt quốc gia, tổng mức đầu tư 24.242 tỷ đồng, dự kiến đầu tư bằng vốn đầu tư công;

Dự án thành phần 2 - Công tác xây dựng đường 2 bên, tổng mức đầu tư 9.399 tỷ đồng, dự kiến đầu tư vốn đầu tư công;

Dự án thành phần 3 - Đầu tư hệ thống đường cao tốc theo phương thức PPP, loại hợp đồng BOT, tổng mức đầu tư 61.784 tỷ đồng.

Tổng mức đầu tư dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là 95.425 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Trung ương là 32.691 tỷ đồng; vốn ngân sách địa phương 30.340 tỷ đồng; vốn nhà đầu tư là 29.291 tỷ đồng (bằng 50% tổng mức đầu tư dự án thành phần PPP, bằng 31% tổng mức đầu tư dự án tổng thể); lãi vay là 3.003 tỷ đồng.

Nhiều nhà đầu tư lớn đã xếp "nốt" chờ

Theo lãnh đạo TP Hà Nội, 2 địa phương có tuyến đường đi qua là Hưng Yên và Bắc Ninh đều đồng thuận và ủng hộ phương án đường cao tốc đi trên cao. Tuy nhiên, tại một số đoạn tuyến (khoảng 28,39 km) có nhu cầu liên kết ngang và phát triển quỹ đất hai bên tuyến, UBND TP Hà Nội đề xuất xây dựng đường cao tốc đi thấp.

Bên cạnh đó, hệ thống đường 2 bên cũng cần được đầu tư đồng bộ để phát huy tiềm năng quỹ đất hai bên tuyến.

Để đảm bảo tính khả thi và tiến độ triển khai dự án (hoàn thành vào năm 2028), tại Tờ trình lần này, UBND TP Hà Nội kiến nghị Chính phủ đề xuất với Quốc hội cơ chế cho phép sử dụng ngân sách của một địa phương chi cho một địa phương khác.

TP Hà Nội cũng kiến nghị cho phép dự án được đa dạng hóa việc định hướng huy động vốn cho như trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công trình, trái phiếu địa phương…, nhằm tránh phụ thuộc quá nhiều vào vốn ngân sách và các khoản tín dụng từ các ngân hàng thương mại.

Đặc biệt, tại Tờ trình lần này TP Hà Nội đưa ra, đối với dự án thành phần 3 - đầu tư hệ thống đường cao tốc theo phương thức PPP, loại hợp đồng BOT. Với mức thu phí khởi điểm là 1.700 đồng/phương tiện tiêu chuẩn/km, nhà đầu tư góp 50% tổng mức đầu tư, dự án có thời gian hoàn vốn là 26 năm.

Để tăng tính khả thi triển khai theo phương thức PPP, tăng tính hấp dẫn để thu hút nhà đầu tư và huy động vốn, UBND TP Hà Nội kiến nghị cấp có thẩm quyền cho phép dự án được áp dụng cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu theo quy định tại Điều 82, Luật PPP.

TP Hà Nội thông tin, mặc dù vẫn đang trong quá trình triển khai thực hiện chuẩn bị chủ trương đầu tư, song đã có nhiều nhà đầu tư có tiềm năng chính thức quan tâm đến dự án, như Vingroup, T&T, Him Lam, DIC Corp, Phương Thành, Geleximco… Trong quá trình triển khai, TP Hà Nội cũng đã làm việc với các nhà đầu tư để khẳng định mức độ quan tâm và đã nhận được những phản hồi tích cực về tính khả thi của Dự án.

“Với các nhà đầu tư tiềm năng quan tâm đến dự án, việc huy động nguồn vốn BOT lớn với khoảng 29.391 tỷ đồng là rất khả thi”, Tờ trình của TP Hà Nội nêu.

Nguồn: [Link nguồn]

Chính thức trình Thủ tướng Chính phủ phương án đầu tư đường Vành đai 3

UBND TP.HCM kiến nghị Trung ương hỗ trợ từ nguồn ngân sách Trung ương để đầu tư dự án đường Vành đai 3, dự kiến khoảng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngân Tuyền ([Tên nguồn])
Tin nóng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN