Cận cảnh nơi làm ra những chiếc cốc thủy tinh “huyền thoại”

Sự kiện: 24h vạn dặm

Mỗi ngày, tại làng nghề ở tỉnh Nam Định cho ra lò hàng ngàn chiếc cốc uống bia “huyền thoại” phục vụ nhu cầu của người dân trên khắp mọi miền đất nước.

Làng nghề thủy tinh Xối Trì (xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, Nam Định) là nơi sản xuất ra những chiếc cốc thủy tinh phục vụ nhu cầu trên khắp cả nước.

Làng nghề thủy tinh Xối Trì (xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, Nam Định) là nơi sản xuất ra những chiếc cốc thủy tinh phục vụ nhu cầu trên khắp cả nước.

Ông Trần Văn Duyên, 50 tuổi, thợ làng nghề cho biết, hiện làng có 3 hộ gia đình theo nghiệp. "Trước đây, làng Xối Trì còn thổi đủ loại như bóng đèn, bể cảnh nhưng giờ chỉ thổi những chiếc cốc uống bia và làm theo đơn đặt hàng của các chủ quán bia hơi ở Hà Nội", ông Duyên nói.

Ông Trần Văn Duyên, 50 tuổi, thợ làng nghề cho biết, hiện làng có 3 hộ gia đình theo nghiệp. "Trước đây, làng Xối Trì còn thổi đủ loại như bóng đèn, bể cảnh nhưng giờ chỉ thổi những chiếc cốc uống bia và làm theo đơn đặt hàng của các chủ quán bia hơi ở Hà Nội", ông Duyên nói.

Theo ông Duyên, các cơ sở làm cốc thủy tinh đều làm 12 tiếng/ngày. Mỗi lò thủy tinh nấu lên sẽ làm được khoảng hơn 1.000 chiếc cốc thủy tinh uống bia và 3 ngày nấu được một lò.

Theo ông Duyên, các cơ sở làm cốc thủy tinh đều làm 12 tiếng/ngày. Mỗi lò thủy tinh nấu lên sẽ làm được khoảng hơn 1.000 chiếc cốc thủy tinh uống bia và 3 ngày nấu được một lò.

Thủy tinh nguyên liệu sau khi thu gom được các phụ nữ trong làng nghề sơ chế, đập vỡ trước khi đưa vào lò nung chảy.

Thủy tinh nguyên liệu sau khi thu gom được các phụ nữ trong làng nghề sơ chế, đập vỡ trước khi đưa vào lò nung chảy.

Công đoạn cho thủy tinh vào lò được làm bằng tay, những người thợ xúc mảnh thủy tinh và đổ trực tiếp qua cửa lò. “Quá trình luyện thủy tinh mất khoảng 6 tiếng. Trong thời gian đó, than đá liên tục được đưa vào giữ nhiệt độ lò khoảng 1.800 độ C để đảm bảo thủy tinh nóng chảy đủ chất lượng”, thợ làng nghề nói.

Công đoạn cho thủy tinh vào lò được làm bằng tay, những người thợ xúc mảnh thủy tinh và đổ trực tiếp qua cửa lò. “Quá trình luyện thủy tinh mất khoảng 6 tiếng. Trong thời gian đó, than đá liên tục được đưa vào giữ nhiệt độ lò khoảng 1.800 độ C để đảm bảo thủy tinh nóng chảy đủ chất lượng”, thợ làng nghề nói.

Thủy tinh nóng chảy được người thợ dùng một chiếc ống dài lấy ra một lượng vừa đủ và dùng hơi thổi trực tiếp vào ống. Công đoạn này đòi hỏi người thợ phải có sức khỏe và chịu được môi trường nhiệt độ cao, độc hại.

Thủy tinh nóng chảy được người thợ dùng một chiếc ống dài lấy ra một lượng vừa đủ và dùng hơi thổi trực tiếp vào ống. Công đoạn này đòi hỏi người thợ phải có sức khỏe và chịu được môi trường nhiệt độ cao, độc hại.

Trong quá trình thổi, người thợ phải thổi đều đặn cho thủy tinh giãn ra vừa đúng bằng chiếc cốc.  Những chiếc bị hỏng khi thổi được bỏ đi và chờ lần nấu chảy tiếp theo.

Trong quá trình thổi, người thợ phải thổi đều đặn cho thủy tinh giãn ra vừa đúng bằng chiếc cốc.  Những chiếc bị hỏng khi thổi được bỏ đi và chờ lần nấu chảy tiếp theo.

Người thợ làm việc trong cái nóng rát nên quanh lò luôn có những chiếc quạt công suất lớn để giảm nhiệt.

Người thợ làm việc trong cái nóng rát nên quanh lò luôn có những chiếc quạt công suất lớn để giảm nhiệt.

Cận cảnh nơi làm ra những chiếc cốc thủy tinh “huyền thoại” - 9

Sau khi thổi định hình, những cục thủy tinh nóng chảy đã ra hình chiếc cốc.

Sau khi thổi định hình, những cục thủy tinh nóng chảy đã ra hình chiếc cốc.

Cận cảnh nơi làm ra những chiếc cốc thủy tinh “huyền thoại” - 11

Việc cắt mép cốc rất cẩn cẩn thận bằng một chiếc bếp ga chuyên dụng, chiếc cốc được duy trì ở nhiệt độ nhất định trong quá trình cắt mép.

Việc cắt mép cốc rất cẩn cẩn thận bằng một chiếc bếp ga chuyên dụng, chiếc cốc được duy trì ở nhiệt độ nhất định trong quá trình cắt mép.

Cận cảnh nơi làm ra những chiếc cốc thủy tinh “huyền thoại” - 13

Miệng cốc được bo tròn sau đó đưa ra ngoài ủ tro. Công đoạn ủ tro giúp cốc hạ nhiệt từ từ, tránh bị nứt vỡ.

Miệng cốc được bo tròn sau đó đưa ra ngoài ủ tro. Công đoạn ủ tro giúp cốc hạ nhiệt từ từ, tránh bị nứt vỡ.

Theo ông Duyên, giá thành mỗi chiếc cốc khoảng 5.000 đồng. Mặc dù những chiếc cốc có hình dáng mộc mạc, đơn giản, nhưng qua nhiều năm nay những người uống bia hơi Hà Nội vẫn ưa thích sử dụng loại cốc này.

Theo ông Duyên, giá thành mỗi chiếc cốc khoảng 5.000 đồng. Mặc dù những chiếc cốc có hình dáng mộc mạc, đơn giản, nhưng qua nhiều năm nay những người uống bia hơi Hà Nội vẫn ưa thích sử dụng loại cốc này.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Ánh ([Tên nguồn])
24h vạn dặm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN