Bùn sông Tô Lịch thay đổi bất ngờ sau 3 tuần đặt “bảo bối” của Nhật Bản

Các chuyên gia đã kiểm tra chỉ số về độ dày của bùn sông Tô Lịch sau nhiều ngày đặt máy sục khí Nano và kết quả rất khả quan.

Liên quan đến đề án thí điểm làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano – Bioreactor của Nhật Bản, ngày 7/6, trao đổi với PV, đại diện công ty Cổ phần cải thiện môi trường Nhật Việt (JVE) cho hay, 4 chiếc máy sục khí đặt dưới lòng sông ở khu vực đầu đường Hoàng Quốc Việt (quận Cầu Giấy, Hà Nội) vẫn hoạt động ổn định.

Bùn sông Tô Lịch thay đổi bất ngờ sau 3 tuần đặt “bảo bối” của Nhật Bản - 1

Lượng bùn sông Tô Lịch đang giảm đáng kể từ khi đặt máy sục khí Nano của Nhật Bản

Vị này cho hay, công nghệ Nano - Bioreactor cơ bản đáp ứng được yêu cầu, mùi hôi giảm đáng kể và các chỉ số về độ dày bùn giảm khớp với chỉ số dự kiến trước lúc đặt máy.

Theo kết quả kiểm tra độ dày của bùn từ ngày 16/5 đến ngày 31/5 (2 tuần kể từ khi đặt máy), tại điểm B cách khu vực cống Hoàng Quốc Việt 50 m, độ dày bùn giảm từ 91,3 cm xuống 72 cm. Tại điểm C cách 110 m, độ dày giảm từ 96,7 cm xuống còn 76 cm. Tại điểm D cách 210 m, độ dày bùn giảm từ 87,7 cm xuống còn 79 cm.

“Đó là kết quả kiểm tra trong thời gian 2 tuần, còn thời điểm hiện tại đã được khoảng 3 tuần thì có thể kết quả còn tốt hơn nữa”, đại diện JVE cho hay.

Đại diện JVE cũng cho hay, hiện tại độ dày của bùn giảm là kết quả nổi bật nhất, mùi của nước sông cũng giảm đáng kể dựa trên các chỉ số nồng độ NH3 và H2S giảm, còn các chỉ số khác phải chờ đánh giá trong thời gian sau 2 tháng.

Bùn sông Tô Lịch thay đổi bất ngờ sau 3 tuần đặt “bảo bối” của Nhật Bản - 2

Các máy vẫn đang hoạt động ổn định và dự kiến, sau 2 tháng sẽ cho những kết quả chính xác nhất về việc hồi sinh sông Tô Lịch

Quan sát của PV sáng 7/6, 4 chiếc máy sục khí đặt dưới lòng sông vẫn hoạt động và sục lên bọt màu trắng. Nước sông Tô Lịch nhìn bằng mắt thường vẫn chưa có nhiều khác biệt so với những ngày trước, bề mặt có vẻ trong hơn nhưng nhìn chung vẫn có màu đen.

Mực nước sông xuống khá thấp khiến bùn ở vệ sông hở ra một khoảng. Theo đại diện JVE, do lượng xả thải thay đổi từng ngày nên mực nước sông có sự thay đổi, tuy nhiên, bơm trong máy sục khí là bơm chìm, chiều cao khoảng 30cm nên dù mực nước sông có giảm thì máy vẫn hoạt động được.

Trước đó, từ ngày 16/5, Hà Nội đã triển khai phương án thí điểm xử lý ô nhiễm, làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano Bioreactor của Nhật Bản. Dự án thí điểm do đoàn chuyên gia Nhật Bản phối hợp với Công ty Cổ phần Cải thiện Môi trường Nhật Việt thực hiện bằng nguồn tài trợ của Nhật Bản.

Bốn chiếc máy sục khí Nano và các tấm vật liệu thiên nhiên Bioreactor được đặt xuống đầu nguồn sông Tô Lịch tại khu vực đầu đường Hoàng Quốc Việt (quận Cầu Giấy). Các chuyên gia Nhật Bản cho hay, khi đặt máy sục khí bio-nano xuống thì 3 ngày sau, mùi hôi của sông Tô Lịch sẽ giảm và sau từ 1-2 tháng các chỉ số quan trắc nước sẽ đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.

Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung kiểm tra xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch

Cùng với việc xử lý ô nhiễm 1 đoạn sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano –Bioreactor (Nhật Bản), UBND thành phố Hà Nội cũng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Triệu Quang ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN