Bộ trưởng LĐ-TB-XH: Lương đáp ứng 60% mức sống tối thiểu

Sự kiện: Họp Quốc hội

Trả lời chất vấn trước Quốc hội, Bộ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội thừa nhận tiền lương so với yêu cầu mức sống tối thiểu mới đạt trên 60%.

Chất vấn Bộ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền tại Quốc hội ngày 19/11, đại biểu Phạm Tất Thắng (Vĩnh Long) đề cập đến quyết định tăng lương đối với cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang có thu nhập thấp từ ngày 1/1/2015.

Bộ trưởng LĐ-TB-XH: Lương đáp ứng 60% mức sống tối thiểu - 1

Bộ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền

Đại biểu cho rằng, đây là quyết định tăng lương sau 2 lần trì hoãn. Tuy nhiên, vẫn không giải quyết được vấn đề cơ bản là đảm bảo cuộc sống tối thiểu của người lao động.

Ông nói: “Dù ngân sách Nhà nước đã dành 11 tỷ đồng nhưng “làn gió mới”  chưa  đủ  “làm mát” hơn cuộc sống của người thu nhập thấp”.

Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cần đưa giải pháp để tăng lương có tác động tích cực đến người lao động, để không nặng tính hình thức như hiện nay.

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Chuyền thừa nhận tiền lương so với yêu cầu mức sống tối thiểu mới đạt trên 60%. Nâng lương lần này, mặc dù nhà nước dành đến 11.000 tỷ đồng nhưng chưa phải đã thỏa đáng, chưa đáp ứng được yêu cầu giải quyết vấn đề cơ bản của tiền lương.

Lý do vì theo lộ trình lẽ ra giai đoạn 2015-1016 tiền lương phải đảm bảo mức sống tối thiểu, nhưng do kinh tế, khả năng ngân sách khó khăn nên phải đi từng bước, trước mắt phải giãn lộ trình. Hiện nay chưa cập đến lộ trình tiền lương đảm bảo mức sống tối thiểu.

Bộ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội: “Trách nhiệm của Nhà nước, sẽ cố gắng làm hết trách nhiệm để người lao động được làm đúng ngành nghề, phát huy được trí tuệ”.

Năm nay (2014) do khả năng ngân sách, Hội đồng tiền lương đã nêu nếu tăng lương thì không có nguồn. Nhưng do yêu cầu và có bất cập trong thực tế giữa cán bộ viên chức nhà nước và lương tối thiểu vùng phân theo khu vực doanh nghiệp nên dù khó khăn vẫn quyết định dành 11.000 tỷ đồng tăng lương.

Bộ trưởng nói: “Đây là quyết định nhân văn, nhưng mới là giải pháp, chưa giải quyết được căn cơ”.

Cũng tại phiên chất vấn, trả lời câu hỏi về 174.000 sinh viên ra trường không có việc làm, Bộ trưởng Chuyền cho biết, một năm, có khoảng trên 800 nghìn sinh viên cao đẳng, đại học và học nghề ra trường.

“Trước tiên phải chia sẻ các bạn trẻ, ai cũng muốn học xong là có việc làm. Nhất là gia đình đang phải vay tiền đi học”.

Tuy nhiên có thực tế, tốc độ phát triển kinh tế còn khó khăn, nhiều doanh nghiệp khó khăn giải thể. Bên cạnh đó, lĩnh vực đào tạo nghề có hạn chế, chưa gắn kết đào tạo với thị trường lao động.

Bộ trưởng cũng cho rằng không phải 174.000 người này đang ngồi chơi mà họ vẫn đang tìm việc làm để sống. Ví dụ trong số này có 60% ở nông thôn, trong lúc chưa có việc làm có thể họ về giúp gia đình. Tuy nhiên vấn đề đáng nói là lãng phí, đã đào tạo đại học nhưng không có chỗ làm phù hợp.

Có sinh viên học đại học, trong lúc đợi việc làm, nhiều người năng động tìm việc làm ở thành phố hoặc góp vốn về nông thôn làm. Số không có việc tiếp tục đi làm ở các doanh nghiệp địa phương.

“Nhiều ý kiến bình luận, tại sao phải giấu bằng bằng để đi làm. Tôi nghĩ đã đi làm, bất kỳ việc gì cũng rất vinh quang. Tromg lúc chưa có việc làm, khuyến khích thanh niên làm bất kỳ việc gì”, Bộ trưởng nói.

Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình chiều 18/11, Bộ trưởng cho biết, tính cả 25% phụ cấp công vụ thì mức tiền lương của người tốt nghiệp đại học tập sự khoảng 3,36 triệu đồng mỗi tháng, bộ trưởng khoảng 14,4 triệu đồng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Yến ([Tên nguồn])
Họp Quốc hội Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN