Bắt thêm nhiều lãnh đạo ngân hàng

Liên quan đến những sai phạm của nhiều lãnh đạo ngân hàng Sóc Trăng và Hậu Giang, cơ quan chức năng vừa tiếp tục bắt tạm giam thêm 3 cán bộ Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) chi nhánh tỉnh Sóc Trăng.

Các ông Trần Văn Nhã - Trưởng phòng tín dụng; ông Vũ Văn Quang - Trưởng phòng kiểm tra và nữ cán bộ tín dụng Từ Quỳnh Ngân bị bắt về hành vi “Vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.

Trước đó, ngày 7.9, Giám đốc VDB Sóc Trăng là ông Nguyễn Thế Thắng và cấp phó Nguyễn Văn Xem đã bị bắt. 

Cùng lúc, cảnh sát đọc lệnh bắt tạm giam ông Lâm Minh Mẫn (kế toán trưởng Công ty cổ phần Thực phẩm Phương Nam ở Sóc Trăng). Bà Trịnh Thị Hồng Phượng là Phó Giám đốc công ty này bị khởi tố nhưng được tại ngoại do nuôi con 8 tháng tuổi.

Bat lanh dao ngan hang VDB  lanh dao ngan hang  ngan hng  lanh dao  lanh dao ngan hang Soc Trang  VDB  tin dung  can bo tin dung  bao cao tai chinh  khai khong tai san  cong an  bao cong an   bao cong an  bao an ninh  an ninh  tin an ninh  phap luat  tin phap luat  bao phap luat  tin nhanh  tin moi  tin hay  tin nong  tin hot  tin tức  tin tuc  tintuc  tin tuc online  bao dien tu  bao vn  xa hoi  doc bao  bao  vn

Trụ sở Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) chi nhánh tỉnh Sóc Trăng

Liên quan vụ án, Bộ Công an đã bắt tạm giam 3 cán bộ chủ chốt Sở Giao dịch Hậu Giang của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt gồm ông Đỗ Hùng Sở - Giám đốc; ông Nguyễn Hoài Bảo - Trưởng phòng tín dụng và ông Nguyễn Thanh Hải - Trưởng phòng Quản lý tín dụng. Ngoài ra còn có 4 cán bộ của ngân hàng này bị khởi tố nhưng được tại ngoại.

Theo cơ quan điều tra, ông Mẫn đã lập khống báo cáo tài chính, xác nhận sai về tài sản thế chấp, nâng khống số lượng hàng tồn kho khi Công ty Phương Nam do ông Lâm Ngọc Khuân làm giám đốc. 

Đầu năm 2012 khi công ty lún vào nợ nần, ông Khuân cùng gia đình bay sang Mỹ, bỏ lại khoản nợ 1.600 tỷ đồng. Giữa năm 2012 ông Khuân gửi thư cáo bệnh từ Mỹ để không về Việt Nam nên 7 ngân hàng chủ nợ ngồi lại với nhau tìm cách tái cơ cấu doanh nghiệp bên bờ vực phá sản.

Để vay được số tiền lớn, Công ty Phương Nam đã thế chấp rất nhiều đất đai, nhà xưởng, hàng tồn kho, xe tải của nhà máy chế biến thủy sản tại TP.Sóc Trăng và nhiều căn nhà của ông Khuân tại TP.HCM.

Cơ quan điều tra còn xác định hàng tồn kho trên sổ sách trị giá trên 700 tỷ đồng nhưng thực tế hàng trong kho chỉ hơn 20 tỷ đồng. Đây chính là nguyên nhân nhà chức trách xác định Mẫn đã ký biên bản kiểm tra hàng hóa lưu kho nâng khống số lượng để giúp doanh nghiệp vay rất nhiều tiền.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hưng Lợi (Dân Việt)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN