Ai có quyền buộc giám định tâm thần bà Nguyễn Phương Hằng?

Theo chuyên gia, việc giám định hay không giám định tâm thần đối với bị can Nguyễn Phương Hằng phụ thuộc vào đánh giá và quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng.

Như PLO đã đưa tin, Công an TP.HCM và VKSND TP.HCM đã nhận đơn từ con riêng của bà Nguyễn Phương Hằng là ông Nguyễn Quang Tuấn (33 tuổi, ngụ TP.HCM) về việc đề nghị không giám định tâm thần cho mẹ mình.

Ông Tuấn đưa ra bốn lý do cho đề nghị nêu trên, trong đó có việc lo sợ bị thâu tóm tài sản.

Cũng theo ông Tuấn, trước đó, ông Huỳnh Uy Dũng (ông Dũng “lò vôi”) đã nhiều lần gửi đơn yêu cầu CQĐT, VKS trưng cầu giám định tâm thần đối với mẹ mình.

Vậy cơ quan có chức năng giám định sẽ giám định hay không giám định trong trường hợp này?

Công an TP.HCM và VKSND TP.HCM đã nhận đơn từ con riêng của bà Nguyễn Phương Hằng về việc đề nghị không giám định tâm thần cho mẹ mình. Ảnh: CACC

Công an TP.HCM và VKSND TP.HCM đã nhận đơn từ con riêng của bà Nguyễn Phương Hằng về việc đề nghị không giám định tâm thần cho mẹ mình. Ảnh: CACC

Trao đổi với PV, Thạc sĩ – luật sư (LS) Nguyễn Văn Dũ (Đoàn LS TP.HCM) cho biết, theo khoản 1 Điều 206 BLTTHS thì bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định: Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án.

Do đó, nếu cơ quan tiến hành tố tụng (CQTHTT) cảm thấy nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của bà Hằng thì buộc phải đi giám định và ngược lại.

“Việc CQTHTT có nghi ngờ hay không để quyết định việc giám định tâm thần lại phụ thuộc rất nhiều vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án. Việc ông Dũng đề nghị giám định tâm thần hay ông Tuấn đề nghị không giám định tâm thần bà Hằng là một kênh để CQTHTT tham khảo. Quyền đánh giá và quyết định là ở CQTHTT”, ThS-LS Dũ nói.

Cũng theo ThS-LS Văn Dũ, tuỳ từng giai đoạn tố tụng mà cơ quan điều tra, VKS, tòa án phải trưng cầu giám định pháp y tâm thần.

Cuối tháng 1-2023, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã hoàn tất kết luận điều tra và đề nghị VKSND cùng cấp truy tố bà Nguyễn Phương Hằng ra trước TAND TP.HCM để xét xử về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Theo Điều 450 BLTTHS: Sau khi nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, nếu có căn cứ cho rằng bị can không có năng lực TNHS thì VKS trưng cầu giám định pháp y tâm thần.

Căn cứ vào kết luận giám định, VKS có thể ra một trong các quyết định: Tạm đình chỉ vụ án và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh; đình chỉ vụ án và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh; truy tố bị can ra trước tòa án…

Nguồn: [Link nguồn]

Con riêng bà Phương Hằng đề nghị không giám định tâm thần mẹ mình vì sợ bị thâu tóm tài sản

Con trai riêng của bị can Nguyễn Phương Hằng đề nghị không giám định tâm thần đối với mẹ vì cho rằng điều này sẽ gây bất lợi cho bà.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo MINH CHUNG ([Tên nguồn])
CEO Nguyễn Phương Hằng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN