2012: Năm "xui" với nhiều chính khách
Nếu bạn nghĩ rằng, bạn sắp kết thúc một năm không nhiều may mắn, thì hãy vui lên, bởi có nhiều người còn tồi tệ hơn.
Trong khi năm 2012 mang tới cho một số nhà lãnh đạo thế giới sự thành công và niềm vui như Barack Obama thắng cử nhiệm kỳ mới, hay Francois Hollande bước chân vào Điện Elysee - thì nhiều chính khách khác lại có những kỷ niệm không vui trong năm này.
Giám đốc CIA David Petraeus từ chức sau khi thừa nhận có quan hệ ngoài hôn nhân. Bạc Hy Lai chôn vùi sự nghiệp chính trị sau khi vợ bị cáo buộc sát hại doanh nhân người Anh là Neil Heywood. Và tại Syria, con đường kết thúc quyền lực của gia đình Assad đang tiến gần hơn.
Julian Assange
Julian Assange: Người sáng lập Wikileaks bị truy nã trên toàn châu Âu. Thụy Điển đang muốn thẩm vấn công dân Australia 39 tuổi này về cáo buộc hiếp dâm, lạm dụng tình dục và cưỡng bức trái phép đối với hai phụ nữ hồi tháng 8 vừa qua. Assange bác bỏ mọi cáo buộc. Ông đã tìm tới Đại sứ quán Ecuador ở London để tránh bị dẫn độ. Theo đại sứ Ecuador, ông đã bị viêm phổi.
Mitt Romney
Mitt Romney: Ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa đã tràn đầy niềm hy vọng khi bước vào năm 2012. Nhưng trong cuộc bầu cử kịch tính tháng 11, ông đã thất bại trước đương kim Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Mohamed Ould Abdel Aziz
Mohamed Ould Abdel Aziz: Tổng thống Mauritania, ông Mohamed Ould Abdel Aziz đã bị bắn vào ngày 13/10, nhưng chỉ bị thương nhẹ, sau khi một đơn vị quân đội “vô tình” bắn vào chiếc xe chở tổng thống. Các quan chức quân sự sau đó mô tả đây là vụ tai nạn do một quân nhân quá căng thẳng. Vị lãnh đạo này sau đó phải nhập viện và được đưa sang Pháp phẫu thuật.
Bashar Assad
Bashar Assad: Mặc dù vị tổng thống quyền lực của Syria nhiều lần thề sẽ không bao giờ rời đất nước đang hỗn loạn vì bạo lực. Những các cuộc chiến đấu khốc liệt gần thủ đô Damascus vài tuần nay có thể cho thấy, chế độ hiện tại ở Syria đang trong hồi cáo chung.
Nicolas Sarkozy
Nicolas Sarkozy: Không chỉ phải rời nhiệm sở, cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy còn bị cáo buộc nhận tiền phi pháp từ người phụ nữ giàu nhất nước này, bà Liliane Bettencourt. Nếu bị kết tội, ông Nicolas Sarkozy có thể phải đối mặt với một phiên tòa xét xử giống như người tiền nhiệm Jacques Chirac.
David Petraeus
David Petraeus: Người đàn ông nắm quyền lãnh đạo cơ quan tình báo lớn nhất nước Mỹ, đã xin từ chức giám đốc CIA sau khi thừa nhận có một mối quan hệ ngoài hôn nhân. "Sau khi kết hôn được 37 năm, tôi đã thể hiện cách nhìn nhận cực kỳ yếu kém khi vướng vào một mối quan hệ ngoài hôn nhân," ông viết trong bức thư gửi tới Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ . "Hành động như vậy là không thể chấp nhận được với tư cách là một người chồng và người lãnh đạo của một tổ chức như chúng ta".
Dioncounda Traore
Dioncounda Traore: Tổng thống lâm thời của Mali có lẽ đã hy vọng sẽ giành được ít nhiều sự tôn trọng từ người dân. Tuy nhiên, thay vào đó, ông đã bất tỉnh và phải nhập viện do bị những người biểu tình đánh đập. Chánh văn phòng tổng Thống cho hay, ông Traore không bị nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên mức độ thương tích đầy đủ của ông không được biết rõ.
Bạc Hy Lai
Bạc Hy Lai: Là một thành viên chủ chốt trong tầng lớp lãnh đạo Trung Quốc, Bạc Hy Lai từng được coi là ngôi sao chính trị đang lên với tương lai sáng lạn phía trước - cho tới khi Vương Lập Quân - cựu giám đốc công an Trùng Khánh tiết lộ những dính líu của bà Cốc Khai Lai (vợ Bạc Hy Lai) trong vụ đầu độc doanh nhân người Anh Neil Heywood. Vương Lập Quân là một trong những người thân tín nhất của ông Bạc Hy Lai, chồng bà Cốc Khai Lai và nguyên là Bí thư thành ủy Trùng Khánh. Cốc Khai Lai nhận án tử hình nhưng hoãn thi hành án 2 năm vì tội giết người còn Bạc Hy Lai thì chính thức bị điều tra hình sự.