Nổi mề đay - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Nổi mề đay là hiện tượng gây ra những cơn ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh. Tuy không nguy hiểm và không truyền nhiễm nhưng lại ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và đời sống thường ngày. Chính vì vậy, tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị sẽ giúp bạn loại bỏ nhanh chóng tình trạng ngứa nổi mề đay cứng đầu.

Nổi mề đay là bệnh gì?

Nổi mề đay được biết đến là một dạng phát ban do dị ứng, có thể xuất hiện ở một phần hoặc toàn thân thể.

Hiểu theo cách khác, nổi mề đay là một hiện tượng phản ứng viêm da. Mề đay mẩn ngứa xuất hiện do sự tác động của một chất trung gian được gọi là histamin.

Nổi mề đay - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả - 1

Nổi mề đay là một dạng phát ban do dị ứng

Theo các chuyên gia da liễu, bị nổi mề đay không phải là một căn bệnh có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh nhưng lại gây khó chịu, để lại sẹo, làm mất thẩm mỹ nếu như không được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân nổi mề đay

Hiểu rõ nguyên nhân bệnh mề đay mẩn ngứa sẽ giúp người bệnh phòng tránh và điều trị triệt để hơn. Những nguyên nhân của bệnh mẩn ngứa nổi mề đay thường gặp cần phải kể đến đó là:

●       Do dị ứng: Mẩn ngứa nổi mề đay có thể xuất hiện do bạn bị dị ứng như: Thực phẩm, thuốc, mỹ phẩm hay dị ứng thời tiết.

●       Do côn trùng cắn: Những nọc độc của các loại côn trùng như nhện, rết, ong... có thể khiến da bạn bị nổi mề đay.

●       Di truyền: Nếu thế hệ bố mẹ đã từng bị nổi mề đay thì thế hệ con cái sau này có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 lần.

●       Do ký sinh trùng, vi khuẩn có hại: Bị ngứa nổi mề đay có thể do ký sinh trùng, vi khuẩn có hại như các loại giun, virus viêm gan...

●       Do bệnh lý: Ngứa da nổi mề đay còn có thể do yếu tố bệnh lý như: Lupus ban đỏ, bệnh tuyến giáp tự miễn…

Nổi mề đay - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả - 2

Nổi mề đay do côn trùng cắn

Triệu chứng nổi mề đay

Thông thường, nổi mề đay mức độ nhẹ có thể tự khỏi sau khi ngừng tiếp xúc với những chất gây dị ứng. Nhưng cũng có thể bị nổi mề đay kéo dài nhiều tuần. Và tùy vào từng cơ địa của mỗi người mà triệu chứng nổi mề đay có sự khác nhau, cụ thể:

●       Ngứa: Ban đầu người bệnh bị nổi da gà kèm ngứa ngáy, nóng rát.

●       Phát ban: Những nốt ban đỏ hoặc trắng sẽ xuất hiện tại nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể.

●       Xuất hiện các mụn nước: Ở một số vị trí trên cơ thể người bệnh sẽ có những mụn nước nhỏ li ti.

●       Khó thở: Tình trạng nổi mề đay nặng sẽ khiến người bệnh bị khó thở kèm theo sốt cao, trụy tim và rối loạn tiêu hóa…

●       Nhiễm trùng: Khi bệnh trở nặng, các vết thương không được chữa trị sẽ bị nhiễm trùng, nặng hơn là hoại tử.

Nổi mề đay - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả - 3

Ngứa là biểu hiện điển hình của nổi mề đay

Người bệnh cũng nên lưu ý rằng nếu trong 2 ngày triệu chứng không thuyên giảm, bị choáng váng, khó thở, tức ngực, sưng họng, khô lưỡi và sốt cao thì hãy đến cơ sở y tế gặp bác sĩ ngay.

Cách điều trị nổi mề đay hiệu quả

Bệnh ngứa nổi mề đay là bệnh cần được điều trị sớm và triệt để nếu không bệnh dễ bị tái phát và ảnh hưởng đến thẩm mĩ của người bệnh. Có hai cách điều trị bệnh thường được áp dụng hiện nay đó là:

1. Chữa mẩn ngứa mề đay bằng thuốc Tây

Thuốc Tây thường có tác dụng nhanh giúp giảm các triệu chứng nổi mề đay. Người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để mang lại hiệu quả. Hiện nay, 2 loại thuốc được dùng phổ biến đó là:

●        Thuốc bôi ngoài da:  Menthol 1%, dung dịch Calamine, các loại kháng sinh (Creamcelestoderm-neomycin, Cream synalar-neomycin).

●        Thuốc trị nổi mề đay kháng histamin: Da bị nổi mề đay có thể dùng các thuốc như Acrivastine, Astemizole, Cetirizine, Loratadine.

Nổi mề đay - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả - 4

Thuốc bôi ngoài da trị nổi mề đay

2. Điều trị bệnh nổi mề đay mẩn ngứa bằng Đông y

Theo Đông y, mề đay hay còn gọi là phong chẩn khối hoặc tầm ma chẩn có 2 thể gồm thể phong hàn và thể phong nhiệt. Nguyên nhân do tạng phủ suy yếu, chức năng gan thận suy giảm không đào thải được chất độc ra khỏi cơ thể, khí huyết không lưu thông...

Nắm rõ nguyên tắc điều trị mề đay của Đông y là tiêu độc, trừ tà, an thần, chống dị ứng làm khâu quyết định, TT Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đã bào chế ra bài thuốc thảo dược an toàn, hiệu quả cao.

Với các thành phần có công dụng thải độc, bổ gan như bồ công anh, phòng phong, xuyên khung, ké đầu ngựa... bài thuốc điều trị cả 2 thể mề đay phong hàn và phong nhiệt, đồng thời ngăn ngừa tái phát. Được bào chế dưới dạng cao tinh chất, dược liệu sạch 100% bài thuốc đang được giới chuyên môn đánh giá cao.

>> Xem chi tiết Bài thuốc Dược thảo Đông y điều trị bệnh mề đay mẩn ngứa hiệu quả nhất hiện nay

Nổi mề đay - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả - 5

Thảo dược Đông y giúp điều trị mề đay tận gốc

Nổi mề đay không phải là bệnh truyền nhiễm nhưng lại dễ tái phát, gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh. Hi vọng thông qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ bệnh hơn để điều trị kịp thời.

Xem thêm: Bác sĩ hướng dẫn điều trị mề đay, mẩn ngứa đúng chuẩn khoa học

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN