Ý đồ của Trung Quốc trong cách chọn 11 người Mỹ để tung đòn trừng phạt

Ngay cả khi tung đòn trừng phạt mới nhắm vào 11 người Mỹ, bao gồm 4 thượng nghị sĩ, Trung Quốc đã thể hiện quan điểm sẵn sàng xoa dịu căng thẳng với Mỹ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây liên tục gây sức ép với Trung Quốc.

Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây liên tục gây sức ép với Trung Quốc.

Theo Bloomberg, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây liên tục gây sức ép với Trung Quốc.

Trung Quốc tỏ ra im lặng sau khi ông Trump ký lệnh cấm hai ứng dụng TikTok và WeChat. Bộ trưởng Y tế Mỹ Alex Alzar gần đây cũng gặp lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn.

Bắc Kinh chỉ đáp trả lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào quan chức Trung Quốc và Hong Kong, bao gồm trưởng đặc khu hành trình Hong Kong, Carrie Lam.

Cụ thể, Trung Quốc trừng phạt 11 người Mỹ, bao gồm 4 thượng nghị sĩ và một số cá nhân tại các nhóm/tổ chức phi lợi nhuận.

Theo Bloomberg, Trung Quốc đã tránh nhắm vào bất kỳ thành viên nào trong chính quyền của Tổng thống Donald Trump.

Hôm 7.8, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Đối ngoại Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc, Dương Khiết Trì nói Trung Quốc vẫn đẻ ngỏ cánh cửa đàm phán với Mỹ.

Tuyên bố của ông Dương Khiết Trì nhắm đến đại đa số các nhà hoạch định chính sách Mỹ, khi cho rằng căng thẳng hiện tại chỉ do “một nhóm nhỏ” các chính trị gia Mỹ.

Những hành động trên là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc vừa muốn hành động “ăn miếng trả miếng”, vừa muốn tránh bị cuốn vào vòng xoáy leo thang căng thẳng với chính quyền của ông Trump.

Nếu Trung Quốc vẫn có thể duy trì tình trạng như hiện tại cho đến thời điểm bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11, chiến lược này có thể tạo cơ sở cho một vòng đàm phán mới, dù ai sẽ làm tổng thống Mỹ nhiệm kỳ tới đi chăng nữa, theo Bloomberg.

“Trung Quốc vẫn đang giữ giọng điệu rất văn minh, lịch sự”, Shi Yinhong, giám đốc trung tâm nghiên cứu Mỹ tại Đại học Renmin ở Bắc Kinh, nói. “Dĩ nhiên, lời kêu gọi đàm phán có lẽ hơi quá phiêu lưu. Tôi cho rằng chưa có triển vọng hạ nhiệt căng thẳng Mỹ-Trung trong 6 tháng tới”.

Theo Bloomberg, Bắc Kinh rất thận trọng vì ông Trump vẫn còn nhiều phương án có thể gây tổn hại đến nền kinh tế Trung Quốc.

Trong tháng này, Mỹ và Trung Quốc sẽ có cuộc thảo luận cấp cao về kết quả thỏa thuận thương mại giai đoạn một. Đây sẽ là cột mốc quan trọng để xem liệu thỏa thuận có còn được hai bên duy trì hay không.

“Chúng ta đã phản ứng theo nhiều cách”, ông Trump nói, khi được hỏi về động thái trả đũa mới của Trung Quốc. “Chúng ta đã nói về Trung Quốc nhiều rồi, không cần phải nói thêm nữa. Chúng ta đã có thỏa thuận thương mại giai đoạn một, thỏa thuận rất tuyệt vời”.

Robert Daly, giám đốc trung tâm Wilson của Viện Nghiên cứu Kissinger, nói ông Trump đã thể hiện sự khó lường trong chiến lược đối phó với Trung Quốc, khi tận dụng tối đa phạm vi hành động của tổng thống.

Ngược lại, Trung Quốc đã thể hiện mong muốn tránh một cuộc Chiến tranh Lạnh mới với Mỹ. Đại sứ Trung Quốc tại Washington, Cui Tiankai cho rằng đã đến lúc “khởi động lại“ quan hệ Mỹ-Trung. “Chúng tôi vẫn sẵn sàng phát triển quan hệ song phương với Mỹ bằng thiện chí và sự chân thành, hi vọng Mỹ sẽ quay trở lại đúng hướng”, ông Cui nói.

Nhưng các nhà ngoại giao Trung Quốc cũng khẳng định rằng sẽ “không chấp nhận ngồi yên một chỗ và nhìn Mỹ tùy ý định hình quan hệ song phương”.

Chứng kiến phản ứng yếu ớt của chính phủ khi Bộ trưởng Y tế Mỹ Alex Alzar đến Đài Loan gặp nhà lãnh đạo Thái Anh Văn, một số cư dân mạng Trung Quốc đã bày tỏ sự bất bình.

“Giới hạn cho sự chịu đựng của Trung Quốc là không có giới hạn nào cả”, một tài khoản viết trên mạng xã hội Weibo. “Ranh giới đỏ của Trung Quốc vẫn có thể xê dịch”, một người khác viết.

Nguồn: [Link nguồn]

Người Trung Quốc nghĩ gì về Mỹ giữa căng thẳng leo thang đỉnh điểm?

Đòn đáp trả Mỹ gần đây của Trung Quốc nhận được sự ủng hộ sâu rộng của dư luận trong nước và ngày càng có nhiều...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - Bloomberg ([Tên nguồn])
Quan hệ Mỹ - Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN