Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ phải đổi tên nước?

Hôm 2.6, Liên hợp quốc xác nhận đã chấp thuận yêu cầu đổi tên quốc gia của Thổ Nhĩ Kỳ. Tên tiếng Anh chính thức của Thổ Nhĩ Kỳ hiện là Türkiye, trước kia là Turkey.

Tên gọi tiếng Anh chính thức của Thổ Nhĩ Kỳ tại Liên hợp quốc là "Türkiye", thay vì "Turkey" (ảnh: CNN)

Tên gọi tiếng Anh chính thức của Thổ Nhĩ Kỳ tại Liên hợp quốc là "Türkiye", thay vì "Turkey" (ảnh: CNN)

“Không có gì là lạ khi chúng tôi nhận được những đề nghị như vậy”, Stephane Dujarric – phát ngôn viên của Tổng Thư ký Liên hợp quốc – cho hay.

Türkiye không phải cái tên xa lạ đối với người dân Thổ Nhĩ Kỳ. Từ năm 1923, sau khi tuyên bố độc lập, người dân nước này đã gọi đất nước là Türkiye (đánh vần bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ là tur-key-yay).

Tuy nhiên, từ “Türkiye” khi viết và đọc bằng tiếng Anh thì lại bị đơn giản hóa thành “Turkey” (có nghĩa là con gà tây). Mà theo từ điển Cambridge thì “Turkey” được định nghĩa là “thứ gì đó thất bại nặng nề” hoặc “người ngốc nghếch”. Điều này thực sự khiến Ankara không hài lòng.

Tháng 12.2021, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã ra sắc lệnh sử dụng rộng rãi tên gọi Türkiye để tôn lên văn hóa và bản sắc riêng của đất nước. Trên các mặt hàng xuất khẩu, thay vì viết “made in Turkey”, các doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ phải viết là “made in Türkiye”. Các cơ quan Thổ Nhĩ Kỳ cũng được lệnh sử dụng tên Türkiye trên các tài liệu chính thức.

Để chuẩn bị cho quyết định đổi tên quốc gia, đầu năm 2022, Thổ Nhĩ Kỳ cũng phát các đoạn video quảng cáo cho tên gọi “Türkiye”. Trong quảng cáo, khách du lịch từ nhiều địa điểm trên thế giới đã nói “xin chào Türkiye”. Những video này thu hút hơn 30 triệu lượt xem trên các trang mạng xã hội.

TRT World – đài phát thanh tiếng Anh của Thổ Nhĩ Kỳ – cho hay, người dân nước này thích cái tên Türkiye hơn là Turkey. Tên gọi mới cũng góp phần giúp người nước ngoài dễ dàng xác định danh tính quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ.

Ông Erdogan từng tuyên bố, tên gọi Türkiye thể hiện “văn hóa và các giá trị riêng của dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ”. Việc đổi tên nước thành công được cho là cũng góp phần giúp ông Erdogan thu hút phiếu bầu vào kỳ tranh cử năm sau.

Nguồn: [Link nguồn]

Video: Tay không trèo xuống giếng sâu múc nước, người phụ nữ Ấn Độ gây ”bão mạng”

Đoạn video ghi lại cảnh lấy nước ở một ngôi làng thuộc bang Madhya Pradesh đang “gây sốt” không chỉ trên mạng xã hội Ấn Độ mà còn cả dư luận quốc tế.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Vương Nam – CNN ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN