Vì sao người ta gọi lính cứu hỏa đến cứu người đuối nước?

Sự kiện: Hỏi - Đáp

Chúng ta thường đọc tin tức về việc lính cứu hỏa làm những việc khác với dập lửa, như cứu người đuối nước, xuất hiện ở nơi có thiên tai, tai nạn công nghiệp, tai nạn xe hơi… Vì sao như vậy? Mời độc giả cùng trả lời câu hỏi bằng cách ấn vào phần màu xanh. Câu trả lời chính thức sẽ có vào 15h.

CÂU TRẢ LỜI CHÍNH XÁC

Ở nhiều quốc gia trên thế giới, một lính cứu hỏa là một người được huấn luyện dể làm công việc chữa cháy, dập tắt đám cháy.

Lính cứu hỏa cũng có trách nhiệm kiểm tra khả năng phòng ngừa hỏa hoạn, sơ cứu y tế khẩn cấp và tham gia điều tra nguyên nhân hỏa hoạn.

Tuy nhiên, ngoài nhiệm vụ liên quan đến hỏa hoạn, lính cứu hỏa còn được quy định trách nhiệm cứu hộ trong các trường hợp khẩn cấp, như tai nạn giao thông hay khi có người đuối nước. Thực ra, cách gọi đơn thuần là “lính cứu hỏa” có thể gây hiểu nhầm về chức năng của lực lượng cứu hỏa và cứu hộ.

Một đạo luật có hiệu lực năm 2004 ở Anh quy định rõ định trách nhiệm của Cơ quan Cứu hỏa và Cứu hộ (FRA).

Các trách nhiệm chính của FRA gồm dập tắt đám cháy, bảo vệ tính mạng và tài sản ở nơi có cháy, tham gia cứu hộ và bảo vệ tính mạng trong trường hợp xảy ra tai nạn giao thông hoặc các trường hợp khẩn cấp khác.

FRA cũng có trách nhiệm phòng cháy, đánh giá khu vực tiềm ẩn nguy gây cháy hoặc các sự cố về người để phòng ngừa một cách phù hợp.

Theo Career Explorer, tất cả các lính cứu hỏa phải thuần thục kỹ năng sơ cứu trong trường hợp các nạn nhân được đưa ra khỏi khu vực gây cháy.

Trong trường hợp tham gia ứng phó các tình huống khẩn cấp không liên quan đến hỏa hoạn, lính cứu hỏa cũng có trách nhiệm cứu giúp người bị thương cho đến khi xe cứu thương và cảnh sát có mặt.

Lính cứu hỏa cũng là nhân viên cứu hộ trong trường hợp xảy ra các thảm họa thiên nhiên như bão lũ, động đất. Lính cứu hỏa sơ cứu cho các nạn nhân và tham gia tìm kiếm người mất tích.

Ngoài trách nhiệm chữa cháy, lính cứu hỏa phải tham gia đào tạo và huấn luyện thường xuyên. Họ cũng phải đảm bảo tình trạng thể chất tuyệt vời để có thể chịu đựng những áp lực của công việc.

Ở Việt Nam, người dân cũng thường dùng cách gọi ngắn gọn là “cứu hỏa” hoặc “phòng cháy chữa cháy” để chỉ lực lượng “Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ”. Lực lượng này có các nhiệm vụ chính như sau:

•       Trực tiếp chữa cháy tất cả các đám cháy được thông báo bởi người dân.

•       Trực tiếp cứu người trong các tình huống nguy cấp, thiên tai, bão lũ…

•       Trực tiếp cứu tài sản của người dân, tổ chức, doanh nghiệp…

Mời độc giả bấm vào đây để trả lời câu hỏi

TRẢ LỜI CỦA BẠN ĐỌC 12
Đoàn Quang Phục

Vì lính cứu hỏa có chứng năng, nhiện vụ cứu nạn, cứu hộ đối với tất cả các loại tai nạn, thiên tai... chứ không chỉ riêng việc cứu hỏa

Đinh Quang Hoàng

Vì đó cũng là một công việc của họ. Ở nước ta, lính cứu hỏa công tác ở tổ chức có tên đầy đủ là "Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ". Cứu nạn cứu hộ là bao gồm tất cả các tai nạn khác ngoài chữa cháy. Thân!

Sông

Vì tên của các anh ấy không chỉ là lính cứu hỏa mà thêm cứu hộ cứu nạn. Đương nhiên có đuối nước.

Lê văn thái

Vì lính cứu hỏa thì phải dùng nước. Nếu không biết gọi cứu hỏa thì cũng không biết gọi lực lượng nào khác.

Nếu có câu hỏi cần giải đáp, mời độc giả gửi tại đây

Nguồn: [Link nguồn]

Khoảnh khắc lính cứu hỏa cố gắng vào nhà kho vài giây trước vụ nổ khủng khiếp ở Liban

Jo Noon, Methal Hawwa và Najib Hati là những lính cứu hỏa nằm trong nhóm phản ứng nhanh. Khi lửa cháy bốc lên từ khu nhà kho ở...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Hỏi - Đáp Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN