Vì sao hàng triệu người Ấn Độ tắm nước sông Hằng?

Sự kiện: Hỏi - Đáp

Mỗi dịp lễ hội Kumbh Mela (còn gọi là lễ hội sông Hằng), hàng triệu người sẽ tập trung tới con sông linh thiêng nhất với người Ấn Độ để tắm gội. Điều gì thôi thúc họ làm như vậy? Mời độc giả cùng trả lời câu hỏi bằng cách bấm vào phần màu xanh lá dưới ảnh. Câu trả lời tham khảo sẽ có lúc 15h.

CÂU TRẢ LỜI CHÍNH XÁC

Theo trang Quartz, sự tinh khiết và linh thiêng của nước sông Hằng từ lâu đã tồn tại trong nhận thức của người dân Ấn Độ. 

Trong quá trình nghiên cứu dân tộc học Ấn Độ, nhà nhân chủng học Kelly Alley phát hiện, sông Hằng không chỉ đơn thuần là một con sông mà nó còn có giá trị biểu tượng, tâm linh và tầm quan trọng thực tế. 

Người theo đạo Hindu ở miền bắc Ấn Độ không chỉ xem nước sông Hằng là "nguồn tài nguyên thiên nhiên" mà còn coi đây là một phần của sự thiêng liêng. 

Thần thoại Ấn Độ tràn ngập những câu chuyện về "khả năng chữa bệnh kỳ diệu của nước sông Hằng". Một báo cáo của Hiệp hội dịch tễ học London (Anh) cho biết, vào cuối thế kỷ 19, những người mắc bệnh phong bị ném xuống sông với niềm tin rằng cơ thể họ, ngay cả khi đã chết, sẽ được nước sông gột rửa sạch và không còn lây nhiễm. 

Một trong nhiều truyền thuyết liên quan đến nhà thơ thần bí Kabir, người được coi là thánh trong Ấn Độ giáo kể lại rằng, Kamal - con trai của Kabir gặp một người mắc bệnh phong có ý định tự tử tại sông Hằng. 

Kamal yêu cầu người mắc bệnh phong từ bỏ ý định tự vẫn. Sau đó, Kamal lấy một ít nước sông Hằng nhỏ vào lòng bàn tay của người bệnh. Trong tích tắc, người này khỏi bệnh. Câu chuyện truyền thuyết được lưu truyền từ đời này qua đời khác.

Một câu chuyện khác cũng được lưu truyền về độ tinh khiết của nước sông Hằng có liên quan tới vua Muhammad bin-Tughluq - trị vì Ấn Độ giai đoạn (1325 - 1351) và Akbar Đại đế - vua thứ 3 nhà Mughal, trị vì Ấn Độ giai đoạn (1556 - 1605). Khi Muhammad dời đô từ Delhi tới Deogir, nước sông Hằng được dâng lên cho ông mỗi ngày. Người ta đã mất 40 ngày để dẫn nước sông Hằng tới gần chỗ ở của vua. 

Akbar Đại đế cũng chỉ uống nước sông Hằng. Ông không thích vị của nước giếng. Akbar ca ngợi sự tinh khiết và hương vị của nước sông Hằng, gọi là khởi nguồn của sự sống. Dù là ở kinh đô hay đi đâu, Akbar Đại đế cũng nhận được các lọ chứa nước sông Hằng đóng kín gửi từ thành phố Saran, nơi sông Hằng chảy qua và gần với kinh đô Agra nhất. Chỉ những thuộc hạ đáng tin cậy nhất của đại đế mới được phép tới lấy nước sông Hằng. 

Chính những câu chuyện như vậy, được truyền từ đời này qua đời khác, tạo nên niềm tin vào sự kỳ diệu của nước sông Hằng trên khắp Ấn Độ. 

Tại các nghi lễ "thanh tẩy" và lễ hội tại đền thờ, nước sông Hằng là thứ được tìm kiếm nhiều nhất. Và niềm tin đó cũng khiến hàng triệu người đổ tới sông Hằng vào mỗi dịp lễ Kumbh Mela. 

Mời độc giả bấm vào đây để trả lời câu hỏi

TRẢ LỜI CỦA BẠN ĐỌC 9
Nguyễn Xuân Đức

Theo tín ngưỡng Hindu, tắm trên sông Hằng được xem là gột rửa mọi tội lỗi

DAD

Tắm rửa cho sạch thôi mà.

Trần Văn Nhàn

Các tín đồ đạo Hindu sẽ tắm rửa bằng nước sông Hằng để gột rửa tội lỗi.

Trần Minh Toản

Mặc dù tắm sông Hằng là một truyền thống cần được tôn trọng, tôi nghĩ người Ấn Độ cũng nên cân bằng giữa việc làm theo tập tục hoặc quan niệm xưa với việc đảm bảo vệ sinh và phòng tránh dịch bệnh. Với tôi, không phải là một người theo đạo, tắm sông bản thân nó là một điều thú vị và thời thơ ấu của tôi cũng gắn liền với con sông ở quê nhà. Nhưng ngày nay, nên nghĩ đến việc giữ gìn cho những dòng sông không bị ô nhiễm. Sông sạch thì tắm trên đó ok.

Nếu có câu hỏi cần giải đáp, mời độc giả gửi tại đây

Nguồn: [Link nguồn]

Vì sao người Ấn Độ thường ăn bằng tay?

Phần lớn người Ấn Độ vẫn có thói quen dùng tay bốc khi ăn. Điều này khiến một số người tranh cãi nếu chưa hiểu văn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nguyễn Thái - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Hỏi - Đáp Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN