Tên lửa Malaysia bắn "dọa TQ" trên Biển Đông uy lực thế nào?

Hải quân Hoàng gia Malaysia mới đây đã tập trận, phóng tên lửa chống hạm trên Biển Đông và đáng chú ý nhất là sự xuất hiện của tên lửa chống hạm Exocet.

Hải quân Malaysia diễn tập phóng tên lửa từ tàu chiến và trực thăng ở Biển Đông.

Hải quân Hoàng gia Malaysia mới đây đã tập trận, phóng tên lửa chống hạm trên Biển Đông và đáng chú ý nhất là sự xuất hiện của tên lửa chống hạm Exocet.

Cuộc tập trận của Hải quân Hoàng gia Malaysia (RMN) diễn ra với sự tham gia của hàng loạt khí tài hiện đại như tàu khu trục, tàu hộ tống, tàu ngầm và trực thăng vũ trang.

Bắn tên lửa thành công là bằng chứng cho thấy RMN có khả năng thực thi các chiến dịch ở Biển Đông", Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Mohamad Bin Sabu tuyên bố. Vụ bắn được cho là một động thái nhằm răn đe Trung Quốc.

Trước đó, Trung Quốc bị cáo buộc điều một tàu hải cảnh áp sát và quấy rối hai tàu chở dầu và khí đốt của Malaysisa ở khoảng cách chỉ 80 mét, gần bãi cạn Luconia mà Bắc Kinh và Kuala Lumpur đều tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông.

Tàu chiến Malaysia phóng tên lửa chống hạm ở Biển Đông.

Tàu chiến Malaysia phóng tên lửa chống hạm ở Biển Đông.

Tàu hộ tống KD Kasturi đã khai hỏa tên lửa Exocet MM40 Block II trong khi trực thăng Super Lynx cũng bắn hai tên lửa chống hạm Sea Skua, theo Janes.

Exocet là mẫu tên lửa chống hạm nổi tiếng do Pháp sản xuất. Đây là loại tên lửa chống hạm hiếm hoi được kiểm chứng năng lực trên chiến trường. Dù là tên lửa do Pháp sản xuất nhưng nạn nhân của tên lửa Exocet chủ yếu là tàu chiến Anh và Mỹ.

Tên lửa Exocet có trọng lượng từ 670kg (tùy biến thể), dài 4,7m, lắp đầu nổ 165kg, sải cánh 1,1m, trang bị đầu tự dẫn radar chủ động pha cuối. Exocet được Pháp phát triển với mục đích tiêu diệt các tàu chiến cỡ nhỏ, cỡ trung như tàu hộ vệ, tàu khu trục. Tên lửa đạt tốc độ tối đa 1.134 km/giờ.

MM38 là thế hệ đầu tiên của dòng tên lửa chống hạm Exocet phóng từ tàu nổi, tầm bắn của nó chỉ khoảng 42km, ngày nay đã không còn được sản xuất. Phiên bản RMN mới khai hỏa trên Biển Đông là mẫu Exocet MM40 Block II, tầm bắn 72km.

Mẫu tên lửa Exocet MM40 Block 3.

Mẫu tên lửa Exocet MM40 Block 3.

Với đặc tích là tên lửa chống hạm, Exocet bay ở tầm thấp, dễ dàng áp sát mục tiêu đối phương. Radar trên tàu chiến đối phương chỉ có thể phát hiện tên lửa Exocet ở khoảng cách 6km, nếu như hệ thống phòng thủ tầm gần như CIWS không kích hoạt kịp thời thì mục tiêu hoàn toàn có thể bị vô hiệu hóa.

Hải quân Malaysia hiện sở hữu cả phiên bản Exocet MM40 Block 3 và SM39 trang bị cho tàu ngầm. Phiên bản SM39 được khai hỏa thông qua ống phóng ngư lôi. Thiết bị đặc biệt sẽ đưa lên lửa lên khỏi mặt nước và sau đó kích hoạt giống như mẫu MM40.

Exocet nổi tiếng qua cuộc chiến tranh giành quần đảo Falkland giữa Anh và Argentina năm 1982. Trong cuộc chiến này, Argentina đã dùngtên lửa Exocet bắn chìm nhiều tàu chiến của hải quân hoàng gia Anh.

Năm 1987, trong cuộc chiến tranh Iran-Iraq, tàu hộ vệ tên lửa USS Stark của Hải quân Mỹ đã bị trúng một quả tên lửa AM39 Exocet được phóng đi từ tiêm kích của Không quân Iraq. Vụ việc đã khiến cho 37 thủy thủ thiệt mạng, 21 người bị thương.

Khoảnh khắc tên lửa Exocet rời bệ phóng,

Khoảnh khắc tên lửa Exocet rời bệ phóng,

Phía Iraq sau đó gửi lời xin lỗi, nói rằng phi công đã nhầm tàu USS Stark là tàu chiến Iran nên phóng hai tên lửa chống hạm.

Trong giai đoạn năm 2019-2020, tên lửa Exocet sẽ được nâng cấp phiên bản MM40 Block 3C, sử dụng đầu dò mới cung cấp hình ảnh sắc nét hơn và xử lý thông tin về mục tiêu hiệu quả hơn. Tầm bắn và tốc độ của tên lửa nhiều khả năng sẽ không thay đổi.

Bằng cách sử dụng đầu dò mới, tên lửa Exocet có thể dễ dàng phát hiện điểm yếu của mục tiêu và lựa chọn vị trí  tấn công để gây thiệt hại lớn nhất.

Trung Quốc ngang ngược về vấn đề biển Đông

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Nhậm Quốc Cường hôm 27-6 đã có những tuyên bố sai trái về vấn đề biển Đông.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN