Tướng Iran: Quân đội Mỹ ở Trung Đông hiện “yếu kém nhất trong lịch sử”

Phó Tư lệnh Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran đánh giá lực lượng quân sự Mỹ có mặt ở Trung Đông hiện là “yếu kém nhất trong lịch sử”.

“Quân đội Mỹ đã có mặt ở khu vực này kể từ năm 1833 nhưng lực lượng quân đội Mỹ hiện diện ở vùng Tây Á đang là yếu kém nhất trong lịch sử”, Tướng Ali Fadavi, Phó Tư lệnh Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran chia sẻ với hãng tin Fars.

Tướng Iran: Quân đội Mỹ ở Trung Đông hiện “yếu kém nhất trong lịch sử” - 1

Tướng Iran đánh giá quân đội Mỹ ở Trung Đông hiện “yếu kém nhất trong lịch sử”. 

Trong khi đó, hồi đầu tháng này, Mỹ đã cho triển khai thêm nhóm tác chiến tàu sân bay USS Abraham Lincoln cùng dàn oanh tạc cơ B-52, các tên lửa Patriot và chiến đấu cơ F-15 tới vịnh Péc-xích nhằm gửi đi “thông điệp rõ ràng và chắc chắn” tới Iran.

Còn theo AP, tàu sân bay USS Abraham Lincoln cùng nhóm tàu hộ tống vẫn chưa tiến vào vịnh Péc-xích qua eo biển Hormuz. Điều này được thể hiện qua đoạn video được hải quân Mỹ công bố hôm 17/5 cho thấy, nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ tiến hành cuộc tập trận chung với các tàu chiến Mỹ trên biển Ả Rập, khu vực cách vịnh Péc-xích hơn 1.000 km.

Tuy nhiên, các quan chức Mỹ không công khai lý do vì sao nhóm tác chiến tàu sân bay USS Abraham Lincoln trì hoãn tiến vào vịnh Péc-xích. Song theo giới chuyên gia, khả năng vịnh Péc-xích là khu vực khá hẹp so với hoạt động của tàu sân bay USS Abraham Lincoln. Do đó, Mỹ không muốn đưa USS Abraham Lincoln vào tầm ngắm của dàn tên lửa và tàu chiến thuộc Lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran 

Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan cũng nhấn mạnh rằng, Washington không có ý định leo thang căng thẳng với Iran cũng như không muốn có chiến tranh với quốc gia Trung Đông này.

Một số đồng minh phương Tây của Mỹ và các nước Trung Đông đã bày tỏ quan ngại về khả năng căng thẳng Mỹ - Iran có thể bùng phát thành một cuộc chiến thực sự. Tuy nhiên, cả Mỹ và Iran đều khẳng định không muốn phải tham chiến.  

Căng thẳng Mỹ - Iran  tái bùng phát sau khi Tổng thống Donald Trump đơn phương rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận hạt nhân mang tên "Kế hoạch hành động chung toàn diện" (JCPOA) vào tháng 5/2018, đồng thời áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế đối với Iran nhằm ép Tehran ngồi vào bàn đàm phán để đi tới một thỏa thuận mới. JCPOA được ký kết hồi năm 2015 giữa Iran và nhóm P5+1 gồm Trung Quốc, Pháp, Nga, Anh, Mỹ và Đức.

Hôm 8/5, đúng một năm sau khi Mỹ rút khỏi JCPOA, Tổng thống Hassan Rouhani cho hay Iran sẽ cho dừng tuân thủ một số cam kết nằm trong hiệp ước hạt nhân JCPOA. 

Tổng thống Rouhani còn ra "tối hậu thư" cho các bên tham gia ký kết JCPOA về việc có 60 ngày để đàm phán với Iran và giải quyết những vấn đề mà nước này quan ngại liên quan tới lĩnh vực ngân hàng và dầu mỏ. Đây là hai mục tiêu bị Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt kể từ khi Washington đơn phương rút khỏi JCPOA. Nếu như sau thời gian 60 ngày, các bên đạt được một thỏa thuận, Iran sẽ quay trở lại thi hành các cam kết nằm trong JCPOA.

Ngược lại, Iran có thể dừng tuân thủ JCPOA để tiến hành làm giàu uranium tới một mức độ nhất định và khôi phục lò phản ứng hạt nhân nước này vốn bị đóng cửa ở Arak.

Tướng Iran: Tàu chiến Mỹ chuẩn bị hứng ”đòn hủy diệt”

Tướng cấp cao quân đội Iran khẳng định vũ khí bí mật sẽ hủy diệt nhóm tàu chiến, chôn vùi thủy thủ đoàn và các chiến...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Thu ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN