Trung Quốc không cam kết ngăn các công ty giúp Nga lách trừng phạt

Ngày 16/6, Đại sứ Trung Quốc tại Liên minh châu Âu (EU) khẳng định, Bắc Kinh không cam kết ngăn các công ty của nước này giúp đỡ các khách hàng quân sự Nga vi phạm biện pháp trừng phạt của EU.

Đại sứ Trung Quốc tại EU Phó Thông. (Ảnh: AP)

Đại sứ Trung Quốc tại EU Phó Thông. (Ảnh: AP)

Đại sứ Trung Quốc Phó Thông đưa ra phát biểu này sau khi các nhà ngoại giao EU đồng ý đưa 5 công ty của Trung Quốc ra khỏi danh sách hạn chế xuất khẩu có điều kiện.

Các nguồn tin từ EU cho biết, quyết định được đưa ra sau khi Đại sứ Phó Thông cam kết rằng sẽ gây áp lực để các công ty Trung Quốc không tái xuất những mặt hàng bị cấm cho Nga.

Tuy nhiên, ông Phó Thông sau đó khẳng định trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí tại Brussels rằng “Chính phủ Trung Quốc không cam kết bất kỳ điều gì. Đó là giới hạn”.

“Chúng tôi hiểu những quan ngại của EU khi họ cố gắng ngăn chặn việc lách trừng phạt, nghĩa là một số mặt hàng từ thị trường châu Âu có thể bị tái xuất sang Nga. Và, theo quan điểm của họ, đó là vấn đề cần giải quyết. Chúng ta sẽ xem điều gì diễn ra trong tương lai”, ông nói.

Các đại sứ EU sẽ họp vào đầu tuần tới và dự kiến sẽ thông qua gói trừng phạt thứ 11, nhưng các công ty Trung Quốc được đưa ra khỏi danh sách.

Ngày 14/6, hai nhà ngoại giao EU cho biết, quyết định này của Brussels là để thử thách xem liệu Bắc Kinh có thiện chí hay không.

Tuy nhiên, ông Phó Thông nói rằng việc các công ty Trung Quốc được đưa ra khỏi danh sách là “tin tốt”, nhưng ông từ chối khẳng định những gì Chính phủ Trung Quốc sẽ làm để bảo đảm hàng hoá của châu Âu không bị các công ty Trung Quốc tái xuất sang Nga.

Tám công ty đặt trụ sở tại Trung Quốc đại lục và đặc khu Hong Kong nằm trong danh sách các công ty và tổ chức bị cáo buộc tái xuất chip và vi mạch của châu Âu sang Nga.

Quan điểm của Đại sứ Phó Thông được đưa ra vào thời điểm đầy biến động trong quan hệ EU – Trung Quốc. Ngày 15/6, Ủy ban châu Âu kêu gọi các quốc gia thành viên cấm hai hãng viễn thông Trung Quốc là Huawei và ZTE phát triển mạng 5G. Đây là lần đầu tiên ban thư ký của liên minh chỉ đích danh tên các tập đoàn viễn thông Trung Quốc.

Đầu tuần tới, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen sẽ công bố dự thảo chiến lược an ninh kinh tế mang tính dấu ấn, trong đó không nêu đích danh Trung Quốc, nhưng sẽ đưa ra các biện pháp nhằm “giảm rủi ro” cho quan hệ giữa châu Âu với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Đại sứ Trung Quốc cho rằng mong muốn của các chính phủ EU về một chuỗi cung ứng linh hoạt là điều dễ hiểu, nhưng ông cũng cho rằng không nên kết hợp an ninh kinh tế với an ninh quốc gia.

Ông Phó Thông cho rằng nguy cơ cấm hai công ty viễn thông blue-chip của Trung Quốc trên toàn EU là “rất đáng lo ngại”, cho rằng đây là một ví dụ cụ thể của cách dùng cớ bịa ra để đuổi các công ty Trung Quốc khỏi thị trường châu Âu.

Nguồn: [Link nguồn]

Nhật Bản lo ngại hợp tác quân sự Nga – Trung

Ngoại trưởng Nhật Bản cùng hàng chục bộ trưởng từ các nước thuộc EU và khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đã tham gia một cuộc họp ở Thụy Điển ngày 13/5. Trung Quốc...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bình Giang SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN