Trung Quốc gặp thách thức lớn ở cửa ngõ tiến vào châu Âu

Sự kiện: Tin tức Trung Quốc

Trung Quốc coi vùng Balkan là "cửa ngõ" để tiến vào thị trường châu Âu và đã đầu tư mạnh mẽ vào khu vực này. Nhưng các quốc gia vùng Balkan giờ đây không còn mặn mà với Trung Quốc vì những lời hứa chưa thành hiện thực trong quá khứ.

Ngày càng nhiều quốc gia ở vùng Balkan nghi ngại về lời hứa đầu tư từ Trung Quốc.

Ngày càng nhiều quốc gia ở vùng Balkan nghi ngại về lời hứa đầu tư từ Trung Quốc.

Vài ngày trước cuộc họp thượng đỉnh giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và 17 nhà lãnh đạo các quốc gia Trung và Đông Âu ở vùng Balka, gần 90 nhà đầu tư Trung Quốc đã có mặt tại một khách sạn ở Bắc Kinh để nghe bài phát biểu của Tổng thống Montenegro Milo Djukanovic.

Ông Djukanovic nói quốc gia 680.000 dân chào đón các khoản đầu tư của Trung Quốc trong lĩnh vực du lịch, năng lượng và giao thông.

Montenegro là một trong những quốc gia nhỏ bé ở Balkan mong chờ các khoản đầu tư từ Trung Quốc để khôi phục nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng do dịch Covid-19. Nhưng chính quốc gia này cũng đặt dấu hỏi về những lời hứa đầu tư từ Trung Quốc.

Dự án đường cao tốc trị giá 750 triệu USD nằm trong sáng kiến “Vành đai và Con đường” được cho là nguyên nhân khiến nợ quốc gia của Montenegro tăng lên 80%.

"Trong vấn đề địa chính trị và thị trường, giới lãnh đạo Trung Quốc coi vùng Balkan là cánh cửa rộng mở để tiếp cận châu Âu. Balkan nằm ở vị trí chiến lược, là điểm giao giữa châu Âu và Lục địa Á-Âu", Vuk Vuksanovic, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Chính sách An ninh Belgrade (Serbia), nhận định. 

"Các quốc gia vùng Balkan đang ngày càng lo ngại về những thách thức ngắn hạn và trung hạn của sự phát triển kinh tế và cơ sở hạ tầng. Một câu hỏi đặt ra là liệu khu vực Balkan có ngày càng xa rời EU hay không, vì các tiêu chuẩn của Trung Quốc khác với các tiêu chuẩn của châu Âu", ông Djukanovic nói.

Một thập niên sau kể từ khi Trung Quốc đề ra sáng kiến 17 + 1, nhiều quốc gia ở vùng Trung và Đông Âu ngày càng không hài lòng với kết quả đạt được, khi thâm hụt thương mại ngày càng gia tăng với Trung Quốc, không tạo thêm được việc làm. Bắc Kinh cũng bị chỉ trích trong vấn đề mở cửa thị trường cho xuất khẩu nông sản.

Filip Sebok, một nhà phân tích của Hiệp hội các vấn đề quốc tế có trụ sở tại Praha (Séc), nói: "Trong một thời gian dài, Trung Quốc được coi là một nhà đầu tư tiềm năng sẽ mang lại động lực mới cho các nền kinh tế Trung và Đông Âu. Nhưng mọi chuyện đang không diễn ra như mong đợi”.

Năm nay, lãnh đạo 6 quốc gia châu Âu bao gồm Bulgaria, Romania, Slovenia, Lithuania, Latvia và Estonia đều không tham gia hội nghị thượng đỉnh 17+1. Thay vào dó, các quốc gia này cử những người đại diện cấp thấp hơn.

Ông Tập đã hứa Trung Quốc sẽ nhập khẩu hàng hóa trị giá 170 tỷ USD và tăng gấp đôi lượng mua nông sản từ khu vực Balkan trong vòng 5 năm tới. Nhưng cam kết này là chưa đủ để xua tan lo ngại, theo SCMP.

Lời hứa năm 2012 nhằm thúc đẩy thương mại với khu vực lên 100 tỷ USD vào năm 2015 đã không đạt được như kì vọng. Mục tiêu này chỉ mới hoàn thành vào năm 2020.

Nguồn: [Link nguồn]

Ông Biden:'Mỹ, EU phải chuẩn bị cho cuộc chiến với Trung Quốc'

Trong bài phát biểu đối ngoại mới nhất, Tổng thống Biden đã nhấn mạnh Mỹ và EU phải chuẩn bị cho "cuộc cạnh tranh...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN