Trung Quốc chật vật vì khó kiếm bạn, nói ít người nghe

Sự kiện: Tin tức Trung Quốc

Mới tuần trước, một quan chức Trung Quốc nêu câu hỏi gây tiếng vang lớn trong các đồng nghiệp: khi Trung Quốc mạnh lên, tại sao chúng ta không kết thêm bạn và tại sao tiếng nói của chúng ta không được lắng nghe?

Trung Quốc chật vật vì khó kiếm bạn, nói ít người nghe - 1

Câu hỏi này rất được chú ý trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung gay cấn hơn, và giới chức Trung Quốc đang nỗ lực có được sự ủng hộ của dư luận trong và ngoài nước. 

Câu hỏi cũng được nêu ra trước thềm Đối thoại Shangri-La tại Singapore vào cuối tuần trước, sự kiện mà ở đó đoàn quan chức Trung Quốc phải cân bằng giữa chuyện phải  tỏ ra cứng rắn để thỏa mãn dư luận trong nước,nhưng mặt khác phải ôn hòa trước khán giả quốc tế đang hoài nghi về chính sách quốc phòng và đối ngoại quyết liệt của Bắc Kinh. 

Đại tá Zhao Xiaozhuo, một nhà nghiên cứu cấp cao tạo Viện Khoa học quân sự thuộc quân đội Trung Quốc, nói rằng những kỳ vọng đó đã mâu thuẫn nhau tại Singapore. 

“Hiện có hai luồng dư luận song song, trong nước và quốc tế, và về cơ bản hai luồng dư luận đó đang ở hai thái cực ngược nhau”, ông Zhao nói.

“Đối thoại Shangri-La là nơi hai thế giới va nhau. Là phái đoàn của Trung Quốc, chúng tôi cần thể hiện quan điểm của mình, nhưng ngày càng khó cân bằng kỳ vọng của cả hai bên”, ông Zhao cho biết. 

“Nếu chúng tôi cứng rắn, khán giả trong nước sẽ thỏa mãn, nhưng mặt khác lại gây khó chịu cho dư luận quốc tế. Nhưng nếu mềm mỏng, chúng tôi sẽ trở thành mục tiêu của chỉ trích trong nước”, ông Zhao giải thích. 

Ông cho rằng đây là một thách thức chưa từng có đối với phái đoàn Trung Quốc, khi họ phải đáp ứng cả kỳ vọng của lãnh đạo. 

“Nhiệm vụ của chúng tôi là ngoại giao và kết bạn. Nhưng với quan điểm cứng rắn, bạn sẽ không thể kết bạn, mà thậm chí còn gây ra căng thẳng”, ông nói. 

Áp lực tăng lên khi Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa lên bục phát biểu tại Đối thoại. Lo ngại dư luận trong nước, Bắc Kinh đã yêu cầu truyền thông nước này giảm thiểu đưa tin về bài phát biểu của quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan để tránh khiến Trung Quốc trông có vẻ yếu thế hơn, báo SCMP dẫn một nguồn tin nắm được thông tin từ báo chí Trung Quốc. 

Trong bài phát biểu của mình, ông Ngụy dùng giọng điệu quyết liệt, tuyên bố quân đội Trung Quốc sẽ “chiến đấu bằng mọi giá” để “tái thống nhất” Đài Loan, và Trung Quốc sẵn sàng chiến đấu với Mỹ đến cùng trên mặt trận thương mại. 

Thiếu tướng Jin Yinan, công tác tại ĐH Quốc phòng thuộc quân đội Trung Quốc và cũng là một thành viên trong phái đoàn Trung Quốc đến Đối thoại Shangri-La vừa qua, nói rằng bài phát biểu của ông Ngụy đã đi ngược kỳ vọng rằng Trung Quốc sẽ thể hiện kiềm chế với Mỹ, và thể hiện Trung Quốc tự tin trên vũ đài thế giới. 

Dư luận Trung Quốc lập tức phản ứng tích cực. Hàng chục ngàn cư dân mạng Trung Quốc đăng ngập tràn thông điệp ủng hộ quan điểm cứng rắn của ông Ngụy trên mạng xã hội. 

“Đây là thái độ mà quân đội Trung Quốc cần thể hiện với thế giới”, một người bình luận. 

“Tôi tự hào đất nước tôi rất mạnh mẽ và đầy quyền lực”, một người khác viết. 

Năm ngoái, báo chí Trung Quốc bị hạn chế nói về chiến tranh thương mại. Nhưng kể từ khi vòng đàm phán mới nhất đổ vỡ vào đầu tháng 5 vừa qua, giới chức Trung Quốc đẩy mạnh mặt trận tuyên truyền dư luận trên báo chí và truyền hình. 

Trung Quốc cũng cố gắng hướng đến dư luận quốc tế bằng tuyên bố chính thức. Trong cùng ngày ông Ngụy phát biểu tại Singapore, Quốc vụ viện Trung Quốc công bố sách trắng về chiến tranh thương mại, trong đó nói rằng Mỹ phải chịu trách nhiệm khiến đàm phán đổi vỡ. Một thành viên phái đoàn Trung Quốc tại Diễn đàn nói rằng Bắc Kinh cảm thấy Washington từ lâu đã chiếm được lợi thế định hướng dư luận toàn cầu, và Trung Quốc cần nhanh chóng làm điều cần thiết để tiếng nói của mình được lắng nghe. 

Trước khi ông Ngụy đến Đối thoại Shangri-La năm nay, Trung Quốc chỉ cử quan chức cấp thấp đến dự trong suốt 8 năm. Bắc Kinh cũng luôn gạt bỏ tầm quan trọng của diễn đàn này, cho rằng nó bị Mỹ và các đồng minh phương Tây sử dụng để tấn công Trung Quốc. 

Năm 2002, Trung Quốc lập ra Diễn đàn Hương Sơn để cạnh tranh với Đối thoại Shangri-La và thúc đẩy tiếng nói của mình trong các vấn đề an ninh. 

Nhưng giới chức Trung Quốc hiểu rõ rằng Diễn đàn Hương Sơn không có được sức ảnh hưởng như Đối thoại Shangri-La, ông Collin Koh, một nhà nghiên cứu tại Trường Quốc tế học S Rajaratnam thuộc ĐH Công nghệ Nanyang, Singapore, nhận định.

“Trong khi đó, việc Trung Quốc không cử đại diện cấp cao đến Đối thoại Shangri-La trong nhiều năm đã dẫn đến câu hỏi liệu diễn đàn này có bền vững hay không nếu Trung Quốc tiếp tục không cử cấp bộ trưởng đến dự”, ông Koh nói. 

Là chủ nhiệm văn phòng ban thư ký Diễn đàn Hương Sơn, ông Zhao đồng ý rằng Trung Quốc kém Mỹ trong chuyện xây dựng hình ảnh cho quân đội và chiếm cảm tình của dư luận. 

“Chúng tôi không tham gia cuộc chiến nào trong suốt 30 năm. Việc xây đảo của chúng tôi trên biển Đông vấp phải quá nhiều chỉ trích của truyền thông quốc tế. Còn Mỹ tham gia vào nhiều cuộc chiến, nhưng họ ít khi bị chỉ trích. Điều này cho thấy Trung Quốc đang ở vị thế bất lợi về dư luận quốc tế”, ông Zhao nói.

Bà Andrea Thompson, Thứ trưởng quốc phòng Mỹ phụ trách kiểm soát vũ khí và an ninh quốc tế, nói rằng việc ông Ngụy tham dự Đối thoại Shangri-La năm nay là một “dấu hiệu tích cực”, và bà hy vọng Trung Quốc sẽ cởi mở và minh bạch hơn trong những vấn đề như kiểm soát vũ khí và an ninh mạng.

Chiến tranh Mỹ - Trung có thể nổ ra vì Đài Loan?

Quan hệ giữa Mỹ, Trung Quốc và Đài Loan hiện nay khiến người ta nhớ lại người Mỹ từng thảo luận có nên dùng chiến...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bình Giang - SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN