Trận chiến quyết định để kiểm soát Trung Quốc và cái giá phải trả của người Nhật

Trận chiến giữa quân Trung Quốc và quân đội đế quốc Nhật ở thành phố Trường Sa, Hồ Nam, đánh dấu lần đầu tiên Nhật Bản thảm bại trước người Trung Quốc.

Người Nhật đã tổn thất hàng trăm ngàn binh sĩ suốt 5 năm ở thành phố Trường Sa, Trung Quốc.

Người Nhật đã tổn thất hàng trăm ngàn binh sĩ suốt 5 năm ở thành phố Trường Sa, Trung Quốc.

Trường Sa - thủ phủ giàu có của tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc là mục tiêu hàng đầu của quân đội đế quốc Nhật Bản kể từ sau khi chiếm được Vũ Hán, theo Historynet.

Đây cũng là trận đánh đầu tiên quân đội Nhật Bản thất bại trước quân Trung Quốc, dẫn đến 4 lần giao chiến ác liệt vào các năm 1939, 1941, 1942 và phải mãi đến năm 1944, tức là khi Thế chiến 2 sắp kết thúc, Nhật Bản mới chiếm được thành phố Trường Sa, với những tổn thất nặng nề.

Thành phố chiến lược

Quân Trung Quốc và quân đội đế quốc Nhật đều hiểu rằng kiểm soát thành phố Trường Sa mang ý nghĩa chiến lược. Mạng lưới đường bộ và đường sắt từ Trường Sa mở rộng khắp xuống phía nam Trung Quốc, kết nối với cả Ấn Độ và Myanmar.

Cả hai bên đều tập trung một lực lượng lớn ở tỉnh Hồ Nam. Đối với đội quân Quốc dân Đảng do Tưởng Giới Thạch chỉ huy, Trường Sa mang ý nghĩa biểu tượng quan trọng.

Năm 1911, khi nhà Thanh sụp đổ chỉ còn tính bằng thời gian, các thủ lĩnh quân phiệt từng giao tranh ác liệt để giành quyền kiểm soát thành phố Trường Sa và Tưởng Giới Thạch là nhân vật nổi lên mạnh mẽ nhất.

Kiểm soát thành phố Trường Sa cũng là chìa khóa để Tưởng Giới Thạch ngăn chặn tầm ảnh hưởng của quân Mao Trạch Đông.

Tháng 9.1939, Nhật Bản mở chiến dịch nhằm vào thành phố Trường Sa với 100.000 quân chia làm 6 sư đoàn, 12 tàu chiến và hơn 100 máy bay. Ở phía bên kia chiến tuyến, quân Trung Quốc có 240.000 người, chia làm 30 sư đoàn.

Thế chiến 2 bùng nổ khiến Liên Xô phải tập trung lực lượng đối phó phát xít Đức ở phía tây. Người Nhật hiểu rằng đây là cơ hội vàng để rảnh tay kiểm soát nốt phần còn lại của Trung Quốc.

Quân Trung Quốc phòng thủ Trường Sa và các khu vực lân cận ngoài lợi thế về mặt số lượng, còn có một trong những vị tư lệnh vĩ đại nhất, tướng Tiết Nhạc (Xue Yue).

Xue Yue là một trong những vị tướng kiệt xuất nhất của quân đội Trung Hoa Dân Quốc.

Xue Yue là một trong những vị tướng kiệt xuất nhất của quân đội Trung Hoa Dân Quốc.

Là người tốt nghiệp hạng ưu tú của Trường Quân sự Hoàng Phố, tướng Xue, 42 tuổi, nổi tiếng là người không biết sợ, tính cách cứng rắn và được các binh sĩ dưới quyền trung thành tuyệt đối.

Thiếu tướng quân đội Mỹ Claire Chennault từng gọi Xue là George Patton của châu Á. Xue là người thân cận với Tưởng Giới Thạch dù hai người cũng có những bất đồng về mặt chiến lược.

Xue là một trong những người đóng vai trò chính khiến Mao Trạch Đông phải đề ra cuộc Vạn lý Trường Chinh rời khỏi miền nam Trung Quốc năm 1933.

Tướng Xue đặc biệt căm ghét người Nhật, quyết không để Trường Sa rơi vào tay quân Nhật. Khi quân Nhật giao chiến dọc sông Xiang, Xue đã ra lệnh tung hàng loạt sư đoàn vào trận đánh với chiến thuật biển người nhằm chiếm ưu thế về số lượng.

Trận đánh khiến người Nhật ôm hận

Trận Trường Sa lần thứ nhất khiến quân Trung Quốc tổn thất 44.000 người, nhưng lực lượng Nhật Bản vì thế bị kìm chân, giữ vững tuyến đường sắt chiến lược.

Đây cũng là lần đầu tiên Nhật Bản tổn thất một số lượng quân tương đương (hơn 40.000 người) và ứng với một nửa lực lượng tham chiến.

Người Nhật quay trở lại Trường Sa vào năm 1941 với 120.000 quân. Trong trận đánh này, quân Nhật tiến vào được thành phố Trường Sa, nhưng ngay sau đó bị 15 sư đoàn quân Trung Quốc đánh bật với chiến thuật biển người. Ước tính Trung Quốc tổn thất 54.000 quân và Nhật Bản mất 1.670 quân.

Pháo binh Nhật đeo mặt nạ phòng độc trong trận chiến ở Trường Sa năm 1941.

Pháo binh Nhật đeo mặt nạ phòng độc trong trận chiến ở Trường Sa năm 1941.

Đến cuối năm 1941, Nhật Bản lần thứ 3 mở chiến dịch nhằm vào Trường Sa. Tướng Xue biết không quân và pháo binh Trung Quốc hoàn toàn lép vế trước Nhật nên chủ động để đối phương vào thành phố, giao tranh trên từng con phố, dãy nhà, và cũng nhằm giảm con số thương vong.

Từ mùa hè năm 1941, Liên Xô đã viện trợ cho Trung Quốc nhiều vũ khí hạng nặng ngăn bước tiến quân Nhật. Bế tắc ở Trường Sa, quân Nhật đành xuôi xuống phía nam chiếm Hong Kong, từ đó đánh ngược trở lại.

Tướng Xue biết rõ điều này nên đã giăng bẫy phục kích sẵn. 55.000 binh sĩ Nhật tử trận trong trận đánh năm 1942 là một điều không thể chấp nhận được với Thiên hoàng Nhật. Trong trận này, quân Trung Quốc chỉ tổn thất 28.000 người.

Mùa xuân năm 1944, người Mỹ bắt đầu sử dụng Trường Sa làm căn cứ cho các máy bay ném bom B-29. Từ vị trí chiến lược này, những chiếc B-29 dễ dàng dội bom vào các mục tiêu công nghiệp ở Nhật Bản.

Điều này khiến người Nhật tức giận. Mùa hè năm 1944, Nhật bản mở Chiến dịch Ichi-Go, huy động tới 360.000 quân, đánh dấu chiến dịch quân sự lớn nhất của Nhật ở châu Á.

Tướng Xue khi đó là tư lệnh chịu trách nhiệm bảo vệ hai thành phố Trường Sa và Hành Dương, ra lệnh phải giữ vững trận địa bằng mọi giá. Nhưng thiếu tướng dưới quyền, Zhang Deneng đã vội vàng ra lệnh rút lui, khiến hàng ngàn binh sĩ Trung Quốc trở thành tù binh của quân Nhật.

Ở Hành Dương, quân Trung Quốc cầm cự được thêm 2 tháng, nhưng cuối cùng cũng thất thủ. Không còn căn cứ ở Trường Sa, Mỹ buộc phải xây căn cứ không quân trên đảo Saipan ở Thái Bình Dương.

Đây cũng là lý do quân đội Mỹ bắt đầu hứng chịu những tổn thất lớn khi từng bước chiếm các hòn đảo của Nhật.

Có thể nói, thành phố Trường Sa giống như cái gai trong mắt người Nhật. Phải mất tới 4 lần cùng thương vong hơn 100.000 người, Nhật Bản mới chiếm được Trường Sa và phải trả giá đắt trong suốt phần còn lại của Thế chiến 2.

Nguồn: [Link nguồn]

Trận đánh 1,2 triệu người chết ở Trung Quốc khiến quân Nhật phải choáng váng

Một năm trước khi Thế chiến 2 bùng nổ, Trung Quốc và Nhật Bản cùng quyết chiến trong trận đánh dài nhất, đẫm máu nhất...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Bí ẩn lịch sử thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN