Tình thế sau một tháng xung đột quân sự: Ukraine đang cạn kiệt vũ khí?

Sau một tháng mở chiến dịch quân sự, Nga có dấu hiệu gặp khó khăn trong việc duy trì mạng lưới hậu cần, trong khi Ukraine dường như đang cạn kiệt vũ khí đạn dược.

Binh sĩ Nga thu giữ hàng loạt vũ khí phương Tây viện trợ cho Ukraine.

Binh sĩ Nga thu giữ hàng loạt vũ khí phương Tây viện trợ cho Ukraine.

Ngày 24.3 đánh dấu một tháng kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine. Sau một tháng giao tranh, có các dấu hiệu cho thấy cả Nga và Ukraine đều đang gặp phải những khó khăn. Xung đột kéo dài khiến Nga đối mặt thách thức trong vấn đề hậu cần, hỗ trợ binh sĩ ở tiền tuyến, theo báo Anh Guardian.

Đối với Ukraine, quốc gia này tiêu tốn một lượng lớn vũ khí và đạn được, hoàn toàn phụ thuộc vào viện trợ của phương Tây.

Báo Anh cho biết, quân đội Ukraine đang sử dụng hết vũ khí chống tăng và tên lửa phòng không vác vai mà Mỹ và phương Tây hỗ trợ. Ở giai đoạn đầu xung đột, các vũ khí này gây chú ý khi vô hiệu hóa nhiều xe tăng và máy bay Nga.

Tại một hội nghị của NATO vào ngày 24.3, Ukraine yêu cầu phương Tây gửi thêm nhiều vũ khí. Đến nay, Anh đã cam kết gửi thêm 5.000 tên lửa cho Ukraine. Thụy Điển cam kết gửi thêm 5.000 vũ khí chống tăng còn Đức đồng ý cung cấp thêm 2.000 quả đạn pháo.

Đối với Nga, những trở ngại trong hoạt động hậu cần khiến quân đội Nga phải từ bỏ kế hoạch tấn công trên nhiều mặt trận, chỉ tập trung giao tranh với quân đội Ukraine ở thành phố Mariupol.

Các vũ khí binh sĩ Nga thu giữ gồm tên lửa Javelin và vũ khí chống tăng Panzerfaust 3.

Các vũ khí binh sĩ Nga thu giữ gồm tên lửa Javelin và vũ khí chống tăng Panzerfaust 3.

Phương Tây ước tính thương vong bên phía Nga vào khoảng 7.000 – 10.000 binh sĩ. Những khó khăn trên khiến Nga chưa tính đến kế hoạch bao vây hai thành phố lớn ở Ukraine là Kiev và Kharkiv, giới chức phương Tây đánh giá.

Một dấu hiệu đáng chú ý là việc quân đội Ukraine đồng loạt tổ chức phản công ở các thị trấn thuộc vùng ngoại ô Kiev, bao gồm Irpin, Makariv và Bucha.

“Nếu các thông tin trên là chính xác, Nga thực sự đang gặp vấn đề về hậu cần ở mặt trận Kiev. Các lực lượng Nga phối hợp tác chiến còn hạn chế cũng là một vấn đề”, Nick Reynolds, chuyên gia đến từ Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Hoàng gia Anh (RUSI), nói.

Tuy vậy, Nga vẫn đang chiếm ưu thế do là phe tấn công với lực lượng đông đảo gấp nhiều lần và có ngành công nghiệp quốc phòng vượt trội.

“Nhìn chung, các nguồn lực về quân sự của Nga còn rất lớn”, một nguồn tin phương Tây cho biết. Nhưng Nga không thể một sớm một chiều chi viện cho lực lượng ở Ukraine, do có những đơn vị quân đội đóng quân ở nơi rất xa, thuộc vùng Viễn Đông.

Vấn đề của Ukraine nghiêm trọng hơn nhiều, theo Guardian. Ngành công nghiệp quốc phòng của nước này nhỏ hơn nhiều so với Nga, lại bị tổn hại nghiêm trọng do nhiều nhà máy, xưởng sản xuất bị trúng bom, nã tên lửa.

Ukraine phụ thuộc hoàn toàn vào trang thiết bị quân sự do phương Tây hỗ trợ, khi các vũ khí vẫn chuyển tới biên giới phía tây của Ukraine mỗi ngày.

Nhưng vấn đề là các vũ khí công nghệ cao đang được Ukraine sử dụng tràn lan, tiêu tốn nhanh hơn rất nhiều so với thời gian cần thiết để sản xuất các vũ khí này, theo báo Anh.

Điều đó có nghĩa rằng giao tranh càng kéo dài, Nga càng có lợi thế. Các vũ khí được Nga sử dụng ở Ukraine đều là vũ khí sản xuất nội địa với số lượng không hạn chế.

Nguồn: [Link nguồn]

Video: Khoảnh khắc Nga phóng loạt tên lửa Bastion tấn công Ukraine từ Crimea

Bộ Quốc phòng Nga ngày 23.3 công bố video các tổ hợp tên lửa ven bờ K-300 Bastion-P phóng loạt nhằm vào các mục tiêu trên đất liền ở Ukraine.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - Guardian ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN