Thủ tướng Nga: Kinh tế ổn định, thu ngân sách tăng mạnh!

Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin xác nhận thu ngân sách của nước này tăng 10% trong 9 tháng đầu năm 2022, bất chấp các biện pháp trừng phạt của phương Tây.

G7 tăng cường trừng phạt lên "huyết mạch kinh tế Nga" Kinh tế Nga gồng mình trong cơn bão

Interfax ngày 29/11 dẫn lời Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin thông báo, thu ngân sách của Nga đạt 20 ngàn tỷ ruble (tương đương gần 329 tỷ USD) trong 9 tháng đầu năm 2022, tương đương mức tăng 10%, bất chấp các biện pháp cấm vận khắt khe từ phương Tây.

Kinh tế Nga vẫn ổn định, bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây. Ảnh: RiaNovosti

Kinh tế Nga vẫn ổn định, bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây. Ảnh: RiaNovosti

"Các biện pháp trừng phạt không phá vỡ sự ổn định của hệ thống tài chính Nga và không ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô", ông Mishustin phát biểu, khẳng định Chính phủ Nga đã thực hiện các biện pháp "mang tính hệ thống để ổn định nền kinh tế và hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp".

Theo Thủ tướng Mishustin, trong khi thu ngân sách tăng, chi tiêu ngân sách của Nga cũng tăng 5,5% lên khoảng 19,5 ngàn tỷ ruble. Ngoài ra, nợ công Nga cũng giảm đáng kể.

Sau khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, phương Tây khẩn trương áp đặt các biện pháp cấm vận kinh tế với mục tiêu cô lập Nga khỏi hệ thống tài chính toàn cầu.

Tính đến nay, chỉ riêng Liên minh châu Âu (EU) đã ban bố 8 vòng trừng phạt khác nhau, nhắm vào hàng trăm cá nhân, thực thể Nga, hệ thống thương mại, tài chính và cả ngành xuất khẩu năng lượng Nga, biến nước này thành quốc gia hứng chịu nhiều lệnh trừng phạt nhất thế giới.

Hồi tháng 3/2022, giới chức Mỹ từng tuyên bố rằng hệ thống tài chính Nga sẽ bị phá hủy nếu Moscow tấn công Ukraine. Đích thân Tổng thống Joe Biden quả quyết, các lệnh trừng phạt đang "nghiền nát nền kinh tế Nga" và "đồng ruble trở thành đống vụn nát", New York Times mô tả.

Giới chuyên gia kinh tế nhận định, kinh tế Nga hiện vẫn đứng vững trước các lệnh trừng phạt nhờ các biện pháp kiểm soát lạm phát hiệu quả. Bên cạnh đó, dù phương Tây giảm nhập khẩu năng lượng Nga, Moscow vẫn đảm bảo được nguồn thu nhờ giá dầu khí tăng và việc họ có thêm các khách hàng lớn mới ở châu Á.

Nga cấm xuất khẩu UAV, tên lửa vũ trụ sang các nước "không thân thiện"

Kommersant sáng nay (30/11, giờ Hà Nội) cho biết, Chính phủ Nga đã quyết định cấm xuất khẩu một loạt mặt hàng lưỡng dụng từ nay đến hết năm 2023 sang các quốc gia "không thân thiện", nổi bật là tên lửa đẩy vũ trụ, nhiên liệu và các thành phần nhiên liệu phục vụ tên lửa đẩy vũ trụ.

Tên lửa đẩy vũ trụ Nga đưa vệ tinh lên không gian. Ảnh: RiaNovosti

Tên lửa đẩy vũ trụ Nga đưa vệ tinh lên không gian. Ảnh: RiaNovosti

Danh sách hàng cấm xuất khẩu còn có các loại máy bay không người lái (UAV) có khả năng bay trên nửa giờ; trực thăng Mil Mi-2, Mi-8, Mi-17, Mi-26 và linh kiện; xe tải từ 3 trục trở lên với dung tích động cơ lớn hơn 10 lít; xe bọc thép nặng hơn 5 tấn; cùng một số loại đạn, chất nổ, thiết bị nhìn đêm, áo giáp…

Danh sách các nước, vùng lãnh thổ không thân thiện được truyền thông Nga công bố gồm Australia, Albania, Andorra, Anh, 27 thành viên EU, Iceland, Canada, Liechtenstein, Micronesia, Monaco, New Zealand, Na Uy, Hàn Quốc, San Marino, Bắc Macedonia, Singapore, Mỹ, Ukraine, Montenegro, Thụy Sĩ, Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc).

Hiện chưa rõ tác động của lệnh cấm mới được Chính phủ Nga ban bố. Moscow và các nước phương Tây có hợp tác đáng kể trong lĩnh vực nghiên cứu vũ trụ và một số lĩnh vực sản xuất công nghiệp trước khi chiến sự ở Ukraine nổ ra.

Trước đó, hồi tháng 3/2022, Nga cũng thông báo cấm xuất khẩu 200 mặt hàng là các sản phẩm viễn thông, y tế, ôtô, nông nghiệp, điện lực, công nghệ và lâm nghiệp đến cuối năm 2022, bước đi được mô tả là nhằm trả đũa các lệnh trừng phạt do phương Tây ban bố.

 

Nguồn: [Link nguồn]

Số liệu nói gì về kinh tế Nga?

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tiếp tục suy giảm trong quý III, dữ liệu từ Cơ quan Thống kê Quốc gia Nga cho hay.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thiện Nhân ([Tên nguồn])
Tin tức Nga Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN