Tam Quốc Diễn Nghĩa: Chỉ bằng chữ "mượn", Gia Cát Lượng giúp Lưu Bị đoạt một phần ba thiên hạ

Sự kiện: Tam Quốc

Chỉ với một chữ "mượn", Gia Cát Lượng đã tạo ra lợi thế lớn cho Đông Ngô trước trận đại chiến Xích Bích, đồng thời giúp Lưu Bị từ 2 bàn tay trắng có được một phần ba thiên hạ.

Gia Cát Lượng góp công rất lớn trong việc giúp Lưu Bị có thể hùng cứ một phương.

Gia Cát Lượng góp công rất lớn trong việc giúp Lưu Bị có thể hùng cứ một phương.

Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa vào giai đoạn đầu của thời kỳ Tôn - Lưu liên minh chống Tào, Chu Du vì muốn làm khó Gia Cát Lượng nên đã yêu cầu Khổng Minh làm 10 vạn mũi tên trong thời gian rất ngắn. Tuy nhiên, chỉ với một chữ "mượn", Gia Cát Lượng đã có thể khiến Chu Du phải ngẩn người.

Sau khi xem thiên văn, vào đúng ngày sương mù dày đặc trên dòng Giang Thượng, Gia Cát Lượng đã chất đầy người cỏ xung quanh mạn thuyền và "múa chống khua chiêng" đến trước cảng doanh của quân Tào.

Tào Tháo dù tầm nhìn bị hạn chế nhưng vì đảm bảo sự an toàn nên vẫn ra lệnh cho quân bắn tên loạn xạ vào màn sương. Kết quả, hôm sau Gia Cát Lượng đã dễ dàng hoàn thành nhiệm vụ do Chu Du yêu cầu mà không tốn một giọt mồ hôi.

Gia Cát Lượng dùng trí tuệ độc đáo của mình để tận dụng triệt để yếu tố thiên thời địa lợi nhân hòa và hoàn thành nhiệm vụ bất khả thi mà Chu Du đề ra. Hơn nữa, đằng sau mưu kế "thuyền cỏ mượn tên" còn có hai ý nghĩa rất quan trọng. 

Thứ nhất, Gia Cát Lượng thuận lợi vượt qua cửa ải mà Chu Du đặt ra. Chu Du nghĩ rằng nhiệm vụ làm mười vạn mũi tên trong một thời gian ngăn là bất khả thi, ông muốn ép Gia Cát Lượng phạm vào quân lệnh để có thể xử chém cái gai trong mắt.

Tuy nhiên, Gia Cát Lượng có thể vượt qua thử thách một cách ngoạn mục. Đối với liên minh Tôn - Lưu mà nói, Đông Ngô có thêm được 10 vạn mũi tên bổ sung cho quân bị, củng cố được cơ sở vật chất cho những trận đánh về sau, vì vậy đây cũng được xem là một đại công. Đương nhiên, hơn hết là Gia Cát Lượng cũng khiến quỷ kế của Chu Du sụp đổ.

Thứ hai, với việc có được 10 vạn mũi tên mà chẳng tốn một chút công sức, Đông Ngô đã tiết kiệm được rất nhiều thời gian và ngân sách quân sự. Ngược lại quân Tào sẽ tổn thất 10 vạn mũi tên một cách lãng phí, sau đó lại phải chi thêm ngân sách để làm thêm số lượng mũi tên bù vào chỗ đã mất.

Điều này đồng nghĩa với việc Đông Ngô đã có lợi thế nhiều hơn 20 vạn mũi tên so với quân Tào dù hai bên còn chưa giao chiến. Lợi thế chiến lược này chính là ý nghĩa quan trọng nhất mà mưu kế "thuyền cỏ mượn tên" của Gia Cát Lượng mang lại.

Gia Cát Lượng mượn gió Đông giúp Chu Du hỏa công Xích Bích.

Gia Cát Lượng mượn gió Đông giúp Chu Du hỏa công Xích Bích.

Trong giai đoạn diễn ra đại chiến Xích Bích, những chiến lược mà Gia Cát Lượng sử dụng đều xoay quanh một chữ "mượn", "thuyền cỏ mượn tên", rồi đến "mượn gió Đông hỏa công Xích Bích" là hai ví dụ cho chủ trương đó.

Kế sách liên minh Tôn-Lưu chống Tào cũng xuất phát từ chữ "mượn". Bời vì lúc đó thế lực của Lưu Bị vẫn còn yếu nên cần "mượn" Đông Ngô phá Tào, sau cũng "mượn" Kinh Châu từ để làm bàn đạp thực hiện Long Trung đối sách, giúp Lưu Bị dần dần chiếm được một phần ba thiên hạ.

Nguồn: [Link nguồn]

Tam Quốc Diễn Nghĩa: 5 mãnh tướng dùng thương lợi hại nhất, xếp trên Triệu Vân là ai?

Trường thương là một trong những vũ khí được nhiều mãnh tướng trong thời kỳ Tam Quốc sử dụng, điển hình nhất là...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hoa Vũ (Theo Sohu) ([Tên nguồn])
Tam Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN