Sức mạnh quân sự Mỹ không hề “thần thánh” như lời đồn?
Việc chiến đấu cơ Mỹ phải loay hoay phóng hai quả tên lửa mới bắn hạ được cường kích Su-22 Syria vốn đã lỗi thời, cho thấy sức mạnh quân sự Mỹ không hề thống trị như những gì người ta thường nghĩ.
Chiến đấu cơ Mỹ đạt hiệu suất không chiến rất thấp.
Vụ bắn rơi máy bay Syria của Mỹ được xem là lời cảnh báo mạnh mẽ của Washington nhằm vào quân đội chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad. Tuy nhiên, điều này cũng để lộ nhược điểm, theo chuyên gia Dave Majumdar phân tích trên tờ National Interest.
Theo tiết lộ của CNN, chiếc Boeing F/A-18E Super Hornet cất cánh từ tàu sân bay USS George H.W. Bush đã phải phóng hai quả tên lửa mới tiêu diệt được cường kích Su-22 vốn đã ngừng sản xuất từ những năm 1990.
Một trong số đó là tên lửa dẫn đường tầm nhiệt Raytheon AIM-9 Sidewinder. Mặc dù Lầu Năm Góc không công bố chi tiết, nhưng đây rất có thể là phiên bản AIM-9X mới nhất.
Chiếc F/A-18 phóng tên lửa đối không AIM-9 ở khoảng cách chỉ 1km, cự ly rất gần đối với cả những loại tên lửa này. Nhưng điều bất ngờ là chiếc Su-22 vẫn kịp phóng mồi nhử ra né tránh. Phi công lái F/A-18 sau đó đã phải dùng tới tên lửa Raytheon AIM-120C AMRAAM, phiên bản tầm bắn xa hơn, bay nhanh hơn và được dẫn đường bằng radar.
Nhưng vì sao chiếc Su-22 lại có thể né tránh được phiên bản AIM-9 mới nâng cấp của không quân Mỹ? Tác giả Majumdar nói loại tên lửa này thậm chí còn được trang bị tính năng đặc biệt, để không bị nhầm lẫn bởi mồi nhử của đối phương.
AIM-9 là mẫu tên lửa đối không tầm ngắn của Mỹ.
Tất cả các tên lửa Sidewinder đều có tính năng này từ những năm 1980, nhưng phiên bản AIM-9X còn nâng cao và cải thiện năng lực gấp nhiều lần. Vấn đề nằm ở chỗ công nghệ chỉ hoàn hảo khi nằm trên giấy, còn thực chiến lại là vấn đề hoàn toàn khác.
Theo tác giả Majumdar, mỗi lần diễn tập phóng tên lửa, không quân Mỹ đều ghi nhận hiệu suất đánh trúng mục tiêu cao đáng kể, nhưng thực chiến lại ngược lại.
Trong chiến tranh Việt Nam, tên lửa đối không AIM-7 Sparrow đánh dấu hiệu suất thảm hại, khiến cho Mỹ phải gấp rút chế tạo vũ khí mới. 27 tên lửa AIM-7 đánh trúng mục tiêu trong khi không quân Mỹ dùng tới tổng cộng 340 quả.
Điều đáng nói là trong quá trình phát triển, AIM-7 đánh trúng mục tiêu tới 90% và thử nghiệm lần cuối trước khi sản xuất hàng loạt là 60%.
Tên lửa AIM-9 thì cũng thảm hại không kém khi chỉ đạt hiệu suất thành công 16%, chỉ 29 tên lửa đánh trúng mục tiêu so với 188 quả phóng đi. Trong giai đoạn năm 1972-1973, con số này còn giảm xuống lần lượt là 11% và 19%.
Chỉ đến chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, loại tên lửa AIM-7 cải tiến mới đạt hiệu suất 51%, trong khi AIM-9 là 67%, theo tài liệu của Trung tâm Phân tích Chiến lược và Ngân sách Mỹ.
Năng lực thực sự của tên lửa AIM-120 AMRAAM hiện vẫn được Mỹ giữ bí mật. Trong chiến dịch vùng Vịnh chống Iraq, AIM-120 khai hỏa 13 lần và chỉ đánh trúng 6 mục tiêu.
Tên lửa AIM -120 kích thước lớn hơn ở trênc còn chiếc AIM-9 bé hơn gắn bên dưới.
Việc tên lửa này bắn hạ máy bay Su-22 Syria được tác giả Majumdar nhận định là do khai hỏa ở cự ly quá gần, trong khi tên lửa vốn chuyên tấn công mục tiêu tầm xa.
Trong những năm 1980, các nhà nghiên cứu quân đội Mỹ đã phải “đau đầu” để trả lời câu hỏi vì sao tên lửa họ phát triển né tránh bẫy nhiệt của các máy bay Mỹ rất tốt, nhưng gặp máy bay Nga thì lại lao thẳng vào mồi nhử.
John Manclark, cựu chỉ huy phi đội chiến đấu cơ số 4477 Mỹ từ năm 1985-1987 nhận định, “CIA giao cho chúng tôi thiết bị bẫy nhiệt còn hoạt động tốt từ một chiếc Su-25 bị bắn rơi ở Afghanistan. Chúng tôi lắp thiết bị này lên một chiếc MiG-21 để thử nghiệm”, ông Manclark nói.
“Loại tên lửa AIM-9P hiện đại nhất thời đó, được chế tạo để phân biệt mồi nhử và mục tiêu thực sự, nhưng AIM-9P thì như muốn nói rằng nó ‘yêu mồi nhử Nga hơn’”, ông Manclark nói thêm.
Các chuyên gia sau này kết luận, bẫy nhiệt của Nga có cường độ, khả năng cháy, duy trì nhiệt độ hoàn toàn khác biệt so với mồi nhử của Mỹ, khiến cho tên lửa đối không bị nhầm lẫn.
Tác giả Majumdar kết luận, nếu như tên lử AIM-9X còn hoạt động kém như vậy thì chưa rõ chuyện gì sẽ xảy ra, một khi các tổ hợp phòng không S-300, S-400 Nga phóng tên lửa nhằm vào máy bay Mỹ trên bầu trời Syria.
Loại tàu chiến này của Mỹ dù rất to lớn và kềnh càng nhưng sở hữu những tính năng kĩ chiến thuật ưu việt đảm bảo...