Sông cực bẩn qua tay Lý Quang Diệu thành sạch đẹp như mơ

Nguồn nước tự nhiên ngày nay ở Singapore đã thoát khỏi ô nhiễm phần lớn là nhờ công của cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu.

Sông cực bẩn qua tay Lý Quang Diệu thành sạch đẹp như mơ - 1 Sông cực bẩn qua tay Lý Quang Diệu thành sạch đẹp như mơ - 2

Sông Singapore những năm 1970 và sông Singapore ngày nay

Trong một phần của cuốn sách “Hồi ký Lý Quang Diệu: Từ Thế giới thứ Ba lên Thế giới thứ Nhất” do Công ty Sách Omega (Omega+) liên kết xuất bản với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia vào tháng 4/2017, cựu Thủ tướng Singapore đã chia sẻ về quá trình biến đất nước của ông thành một đảo quốc xanh. Từ việc trồng cây, chống ô nhiễm và xây dựng văn minh đô thị, những câu chuyện của ông cung cấp nhiều bài học cho chúng ta tham khảo.

Sông Singapore từng là một con sông rất ô nhiễm với hàng nghìn xưởng sản xuất, chăn nuôi, buôn bán hai bên sông. Chất thải công nghiệp, nông nghiệp dường như đã có thể giết chết con sông thành phố.

Thế nhưng, nhờ những chính sách kế hoạch và việc làm thiết thực của cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu, con sông ngày nay đã trở thành môi trường sống tuyệt vời của nhiều loài cá, đồng thời, cung cấp không gian thoáng mát, văn minh cho người dân thành phố.

Dưới đây là đoạn lược trích về quá trình làm sạch nguồn nước tự nhiên của Singapore trong cuốn sách của ông.

Tại sao phải làm sạch sông dơ bẩn?

“Một lý do hấp dẫn để có một Singapore sạch là ước muốn của chúng tôi để tập trung càng nhiều càng tốt lượng nước mưa 2.100 mm một năm. Tôi bổ nhiệm Lee Ek Tieng, một kỹ sư dân sự, sau này là người đứng đầu tổ chức chống ô nhiễm, chịu trách nhiệm kế hoạch đắp đập tất cả các con sông, suối. Kế hoạch này được thực hiện trong vòng khoảng 10 năm.

Sông cực bẩn qua tay Lý Quang Diệu thành sạch đẹp như mơ - 3

Sông Singapre những năm 1970

Anh ta phải chắc chắn rằng tất cả rác rưởi, nước cống, và các nước thối khác từ các khu dân cư và các nhà máy đều được đổ vào các ống cống. Chỉ có nước mưa sạch được hứng từ các mái nhà, các vườn, và được phép chảy vào các máng mở rồi sau đó chảy ra các con sông đã được đắp đập. Vào năm 1980, chúng tôi đã có khả năng cung cấp khoảng 240.000 ml nước mỗi ngày, và sau đó đáp ứng được khoảng một nửa lượng nước tiêu thụ hàng ngày của chúng tôi.

Kế hoạch tham vọng nhất của tôi là làm sạch sông Singapore và Kallang Basin để mang cá về lại cho các con sông. Khi lần đầu tiên tôi đề xuất kế hoạch này vào tháng 2 năm 1977, rất nhiều người, đặc biệt là các nhà công nghiệp, đã hỏi tôi “Tại sao phải làm sạch? Kênh đào Rochore (chảy vào Kallang Bạsin) và sông Singapore luôn luôn dơ bẩn; là một phần di sản của Singapore!”. Tôi không đạt được gì từ vấn đề này.

Họ cũng ngửi thấy mùa thối rữa. Người mù trực tổng đài điện thoại ở văn phòng luật của Choo biết khi nào xe buýt của anh ta chuẩn bị tới sông Singapore bằng cách ngửi thấy mùi hôi thối của sông. Các cống rãnh nước thải từ các công ty thương nghiệp chịu một nửa trách nhiệm về vấn đề ô nhiễm nguồn nước. Từng con suối, cống nước, và các lạch ngòi phải được thoát khỏi cảnh ô nhiễm. Teh Cheang Wan, sau này là trưởng phòng điều hành của HDB (Ủy ban Nhà ở và Phát triển Singapore), châm biếm, “sẽ rẻ hơn rất nhiều nếu hàng tuần ông mua cá và thả chúng xuống sông.”

Sông cực bẩn qua tay Lý Quang Diệu thành sạch đẹp như mơ - 4

Ông Lý Quang Diệu đã khởi xướng quá trình làm sạch sông Singapore

Tái định cư công nhân ven sông

“Lee Ek Tieng không nhụt chí. Anh ta làm việc sát cánh bên tôi và tự tin với sự hỗ trợ của tôi. Việc làm sạch sông Singapore và Kallang Basin là một công trình có quy mô lớn. Anh ta đặt các ống cống ngầm cho toàn bộ hòn đảo, điều này đặc biệt khó khăn trong một trung tâm thành phố đã được xây dựng sẵn. Chúng tôi đi chuyến mọi người từ khoảng 3.000 xưởng sản xuất thủ công rồi sau đó tái định cư chỗ ở, những khu công nghiệp với những hố rác dành cho dầu và các chất thải khác.

Từ khi tìm ra Singapore năm 1819, các xà lan và các tàu thuyền lớn đã chạy trên sông. Những công nhân sống, nấu ăn, và tắm gội ngay trên những chiếc tàu này. Họ phải di chuyển đến Pasir Panjang ở bờ biển phía Tây, trong khi những chiếc thuyền buồm dọc theo sông Kallang được di chuyển tới Tuas và sông Jurong.

Năm ngàn người bán thức ăn nấu sẵn trên đường phố đã phải di chuyển đến những trung tâm được thiết kế sẵn. Quen với việc làm ăn trên lề đường không phải thuê mướn và dễ dàng bắt khách, họ từ chối di chuyển đến các trung tâm nơi mà họ phải trả tiền thuê, tiền nước và tiền điện. Chúng tôi nhẹ nhàng nhưng cương quyết di dời họ và chu cấp toàn bộ tiền thuê nhà. Nhưng thậm chí, một số người vẫn từ chối.

Sông cực bẩn qua tay Lý Quang Diệu thành sạch đẹp như mơ - 5

Tượng sư tử biển biểu tượng của Singapore

Dần dần, chúng tôi hủy bỏ việc nuôi hơn 900.000 con heo trong 8.000 nông trại bởi vì heo làm ô nhiễm các con suối. Chúng tôi cũng đóng cửa rất nhiều các ao nuôi cá, chỉ để lại 14 ao cá trong các công viên nghiên cứu kỹ thuật công nghiệp và một vài ao cá dành cho việc câu cá giải trí. Bây giờ, cá được nuôi ở ngoài khơi trong các lồng lưới nông ở eo biển Johor cũng như trong các lồng lưới sâu dưới biển gần các hòn đảo ở phía Nam.

Chúng tôi cũng thiết lập một tổ chức tái định cư để giải quyết các tranh cãi và mặc cả liên quan đến mỗi đợt tái định cư, cả những người bán hàng rong, nông dân, hoặc những người làm nghề thủ công. Họ chưa bao giờ cảm thấy hạnh phúc khi bị di chuyển hoặc thay đổi công việc. Điều này quả là một công tác chính trị vốn mạo hiểm nếu không giải quyết cẩn thận và hợp lý sẽ khiến chúng tôi mất các phiếu bầu trong kỳ bầu cử tới. Các công chức ủy ban và các nghị sĩ mà các khu vực bầu cử của họ cũng chịu tác động đã giúp đỡ chúng tôi giới hạn tình trạng sụp độ chính trị.

Việc tái định cư cho các nông dân là rất khó khăn. Chúng tôi trả tiền bồi thường dựa trên diện tích của các cấu trúc nông trại, các khu vực đã được tráng nền của các khoảng đất trống trong nông trại mà họ sở hữu, và số lượng cây ăn trái cũng như các ao cá. Khi nền kinh tế trở nên thịnh vượng, chúng tôi tăng số lượng, nhưng thậm chí số tiền bồi thường hào phóng nhất cũng không đủ.

Sông cực bẩn qua tay Lý Quang Diệu thành sạch đẹp như mơ - 6

"Thật là một giấc mơ khi thả bộ dọc theo hai bên bờ của sông Singapore", ông Lý viết

Những nông dân lớn tuổi không biết làm gì với số tiền bồi thường cho họ. Sống trong những căn hộ, họ nhớ những con heo, con vịt, con gà, các cây ăn trái, và những vườn rau của họ vốn cung cấp cho họ những thức ăn miễn phí. 15 đến 20 năm sau khi được tái định cư ở các nhà mới của HDB, rất nhiều người vẫn còn bỏ phiếụ chống lại PAP (Đảng Hành động Nhân dân Singapore). Họ cảm thấy rằng chính phủ đã phá hủy cách sống của họ.”

Sông sạch và cuộc sống tươi đẹp

“Vào tháng 11 năm 1987, tôi cảm nhận được một điều toại nguyện lớn lao là khai thông sông Singapore và Kallang Basin sạch, sau đó là các ống cống mở của Singapore. Tại buổi kỷ niệm Clean River (Sông Sạch) tôi trao tặng những người có trách nhiệm những huy chương vàng để ghi nhớ sự đóng góp của họ. Sau đó chúng tôi xây dựng 8 bể chứa lớn ở cửa sông mới, một vài cái trong số đó được mở cửa để đi du thuyền vào câu cá giải trí. Lượng nước có thể uống được tăng lên đến 45.600m3 một ngày.

Đằng sau mỗi dự án thành công đó là một nhân viên có năng lực, được huấn luyện trong kỷ luật và cống hiến những kiến thức của anh ta cho những dự án độc nhất vô nhị của chúng tôi. Sẽ không có một Singapore sạch và xanh nếu không có Lee Ek Tieng. Tôi có thể nói ra những mục tiêu thuộc những khái niệm rộng hơn, khi anh ta đã phải thi hành các giải pháp xây dựng. Sau này, anh ta trở thành người đứng đầu của ngành dân chính.

Sông cực bẩn qua tay Lý Quang Diệu thành sạch đẹp như mơ - 7

Ven sông trở thành điểm thu hút du lịch, ẩm thực với du khách

Năm 1993, Winsemius đến câu cá ở sông Singapore và cảm thấy toại nguyện khi bắt được cá. Các dòng sông trong sạch đã tạo nên một chất lượng cuộc sống khác. Giá trị và việc sử dụng đất tăng lên đáng kể, đặc biệt là trong thành phố và những nơi tiếp giáp với dòng sông và kênh rạch. Chúng tôi mua cá từ Indonesia để thả lên các bãi biển dọc theo bờ Kallang Basin nơi mà ngày nay mọi người thường tắm nắng và lướt ván nước.

Những khu nhà cao tầng ven bờ biển được xây dựng từ những xưởng đóng tàu nhỏ xấu xí. Thật là một giấc mơ khi thả bộ dọc theo hai bên bờ của sông Singapore. Các cửa hàng và các kho hàng đã được phục hồi lại và trở thành những quán cà phê, nhà hàng, cửa hàng, khách sạn, và mọi người tổ chức các bữa tiệc ngoài trời bên bờ sông hoặc trong những chiếc thuyền rồng Trung Quốc đậu dọc theo bờ sông."

* Tiêu đề bài viết và các tít phụ do chúng tôi đặt

Lý Quang Diệu dùng

Mặc cho những hạn chế về khí hậu và thổ nhưỡng, cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu vẫn quyết tâm cải thiện các...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trà My ([Tên nguồn])
Tin tức Singapore Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN