SARS-CoV-2 có giống vũ khí sinh học không?

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Gần đây, nhà chức trách Trung Quốc đã cho phép các phóng viên vào phòng thí nghiệm của Viện virus học Vũ Hán trong nỗ lực bác bỏ các thuyết âm mưu cho rằng virus SARS-CoV-2, nguyên nhân gây ra bệnh COVID-19, là một dạng vũ khí sinh học có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm.

Một số thuyết âm mưu cho rằng virus SARS-CoV-2, nguyên nhân gây ra bệnh COVID-19, là một dạng vũ khí sinh học

Một số thuyết âm mưu cho rằng virus SARS-CoV-2, nguyên nhân gây ra bệnh COVID-19, là một dạng vũ khí sinh học

Tuy nhiên, sự cởi mở như vậy, vài tháng sau khi đại dịch lây lan trên toàn cầu có thể không làm giảm bớt các thuyết âm mưu rằng vụ phóng thích là một hành động khủng bố sinh học có chủ ý của Trung Quốc.

Cho dù ai đó có tin những thuyết âm mưu này hay không, thì việc cân nhắc xem liệu virus SARS-CoV-2 có tạo ra cái gọi là vũ khí sinh học “tốt” hay không là điều nên làm. Nhiều quốc gia trên thế giới (bao gồm Mỹ, Iraq, Liên Xô cũ, Anh, Nhật Bản và Canada) từng có chương trình vũ khí sinh học, và một số quốc gia khác (Trung Quốc, Triều Tiên và Iran) bị nghi ngờ đang tiếp tục phát triển vũ khí sinh học, theo Forbes.

Chiến tranh sinh học bao gồm việc sử dụng các mầm bệnh truyền nhiễm hoặc chất độc từ các sinh vật sống để gây ra cái chết hoặc tàn tật ở người, động vật hoặc thực vật. Việc triển khai vũ khí có thể bao gồm từ đơn giản như làm ô nhiễm nguồn nước của kẻ thù bằng phân hoặc xác chết, đến việc rải mầm bệnh được thiết kế tinh vi trên khắp chiến trường.

Mặc dù chúng ta thường coi con người là mục tiêu, nhưng vũ khí sinh học cũng có thể được sử dụng với những tác động kinh tế tàn phá đối với động vật hoặc thực vật. Chỉ cần tưởng tượng tác động tiềm tàng từ việc xóa sổ đàn lợn hoặc cánh đồng lúa mì của đối thủ đối với khả năng nuôi quân của họ.

Mặc dù có hàng ngàn mầm bệnh lây nhiễm sang người, nhưng chỉ có một số ít khiến chúng trở thành vũ khí "tốt". Mỹ đã phân loại các tác nhân đe dọa cao nhất đối với khủng bố sinh học là "Loại A”. Các bệnh trong danh mục này có khả năng gây ra một số thiệt hại lớn về sức khỏe cộng đồng, do đó cần đầu tư vào các biện pháp ứng phó. Nhiều cái tên trong danh sách có thể dễ dàng nhận ra: bệnh than, chứng ngộ độc thịt, bệnh dịch hạch, bệnh đậu mùa, bệnh sốt xuất huyết và bệnh sốt xuất huyết do virus (bao gồm cả virus Ebola và Marburg).

Một số tác nhân được liệt kê ở trên có chung một số đặc tính nhất định mà các chương trình do nhà nước tài trợ coi là “mong muốn” để sử dụng như một vũ khí. Các nhà khoa học Liên Xô thậm chí đã có một hệ thống tính điểm cho những đặc tính này.

Dưới đây là những đặc tính đó là gì và SARS-CoV-2 đứng ở đâu trong danh sách.

Dễ dàng tiếp cận: Ngoại trừ bệnh đậu mùa, đã bị diệt trừ và hiện đang bị nhốt trong tủ đông lạnh thí nghiệm tại Mỹ và ở Nga, tất cả các mối đe dọa thuộc loại A đều tương đối dễ dàng có được. Đây chắc chắn là trường hợp của SARS-CoV-2, hiện có sẵn trên toàn thế giới.

Dễ sản xuất: Hầu hết các chất loại A có thể được sản xuất với số lượng lớn để chúng có thể được rải trên chiến trường hoặc trong cộng đồng dân cư lớn. Chế tạo vũ khí sinh học yêu cầu công nghệ lên men (tương tự như những gì được sử dụng để sản xuất bia) hoặc sản xuất qua việc nuôi cấy tế bào. Các loại vi rút như SARS-CoV-2 khó phát triển hơn vi khuẩn (như bào tử bệnh than), nhưng có thể làm được.

Ổn định trong bầu khí quyển: Đây là đặc tính quan trọng của vũ khí sinh học để nó được sử dụng trên chiến trường hoặc chống lại một lượng lớn dân số (mặc dù không quan trọng đối với các cuộc tấn công nhỏ hơn hoặc các nỗ lực ám sát). SARS-CoV-2 không đạt tiêu chí này. Mặc dù nó có vẻ lây lan rất hiệu quả trong môi trường trong nhà, nó không có vẻ sống tốt ở ngoài trời, đặc biệt là dưới ánh sáng mặt trời.

Chỉ cần lượng nhỏ vẫn lan truyền rộng rãi: Nếu cần một số lượng nhỏ vi rút, vi khuẩn hoặc nấm để lây nhiễm cho một người và do đó gây ra tình trạng nhiễm trùng trên diện rộng, thì đó là lý tưởng để chế tạo vũ khí có thể bao phủ một khu vực lớn hơn. Hiện tại, vẫn chưa xác định được SARS-CoV-2có khả năng này hay không.

Tỷ lệ cao số người bị nhiễm bệnh bị ốm: Một khía cạnh quan trọng của bất kỳ loại vũ khí nào là khả năng đoán trước. Nếu chỉ một vài người bị nhiễm bệnh thì tác động của mầm bệnh sẽ không đủ tin cậy để đưa ra các kế hoạch ứng phó của quân đội. Virus SARS-CoV-2 không hoạt động tốt trên thuộc tính này. Một tỷ lệ cao, lên đến 40% hoặc hơn, dường như bị nhiễm mà không có triệu chứng.

Ngoài ra, các cá nhân từ 18-24 tuổi, chiếm tỷ lệ lớn trong quân đội, có thể chỉ bị ảnh hưởng nhẹ. Điều đó có nghĩa là, một đội quân không thể rải vi-rút SARS-CoV-2 lên đỉnh đồi và khiến đối phương bị ốm đến mức có thể dễ dàng tấn công.

Nguồn: [Link nguồn]

Lầu Năm Góc cảnh báo nguy cơ Covid-19 bị biến thành vũ khí sinh học

Lầu Năm Góc và giới tình báo Mỹ đang lo ngại nguy cơ Covid-19 có thể bị biến thành vũ khí sinh học do khả năng lây lan đáng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Minh ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN