Quốc gia châu Á đầu tiên tuyên bố dừng mọi quan hệ với quân đội Myanmar

Trong bối cảnh bất ổn chính trị ở Myanmar không có dấu hiệu hạ nhiệt, quốc gia châu Á này tuyên bố sẽ dừng toàn bộ quan hệ với quân đội Myanmar – lực lượng chủ yếu đứng sau vụ đảo chính ngày 1.2 – cho đến khi người biểu tình không còn chịu cảnh bị đối xử bằng bạo lực.

Hàn Quốc tuyên bố cắt quan hệ với quân đội Myanmar sau vụ đảo chính hôm 1.2 (ảnh: CNN)

Hàn Quốc tuyên bố cắt quan hệ với quân đội Myanmar sau vụ đảo chính hôm 1.2 (ảnh: CNN)

Hàn Quốc hôm 12.3, bày tỏ quan ngại nghiêm trọng sau khi có thông tin thêm 12 người biểu tình phản đối đảo chính ở Myanmar thiệt mạng do đụng độ với cảnh sát.

Hàn Quốc cho biết, nước này sẽ dừng trao đổi quốc phòng với quân đội Myanmar và xem xét cắt toàn bộ viện trợ cho quốc gia Đông Nam Á với lý do “người biểu tình đang bị quân đội đàn áp”.

“Bất chấp những yêu cầu lặp đi lặp lại của cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Hàn Quốc, ngày càng có nhiều người Myanmar trở thành nạn nhân do hành động bạo lực của quân đội nước này”, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc tuyên bố.

“Chúng tôi sẽ dừng tất cả quan hệ quốc phòng, cấm xuất khẩu vũ khí, hạn chế xuất khẩu những mặt hàng chiến lược đối với quân đội Myanmar. Viện trợ cho Myanmar cũng sẽ bị xem xét chấm dứt”, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho hay.

Hàn Quốc là quốc gia châu Á đầu tiên tuyên bố cắt quan hệ với quân đội Myanmar sau vụ đảo chính hôm 1.2. Tính đến ngày 12.3, ít nhất 70 người biểu tình đã thiệt mạng ở Myanmar do đụng độ với cảnh sát.

Bất ổn chính trị ở Myanmar khiến nhiều quốc gia lo ngại. Malaysia và Anh đã kêu gọi công dân nước này rời khỏi Myanmar “càng sớm càng tốt”. Nhiều quốc gia khác cũng kêu gọi chính quyền quân sự Myanmar bảo đảm an toàn cho công dân nước mình.

Nga hôm 12.3 cũng bày tỏ quan ngại về thương vong đối với người biểu tình ngày càng tăng ở Myanmar.

"Theo quan điểm của chúng tôi, tình hình hiện nay ở Myanmar là đáng báo động. Chúng tôi lo ngại trước các thông tin cho thấy thương vong ở dân thường ngày càng gia tăng", phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói.

Cùng ngày, một số nhà sư ở Hàn Quốc đã cùng kiều dân Myanmar tuần hành, thậm chí quỳ lạy trước đại sứ quán Myanmar ở Seoul để phản đối chính quyền quân sự.

Nhà sư Hàn Quốc cùng công dân Myanmar vái lạy trước đại sứ quán Myanmar ở Seoul (ảnh: Reuters)

Nhà sư Hàn Quốc cùng công dân Myanmar vái lạy trước đại sứ quán Myanmar ở Seoul (ảnh: Reuters)

4 nhà sư cùng người Myanmar ở Hàn Quốc vái lạy trước sứ quán Myanmar ở Seoul thu hút sự chú ý của truyền thông và nhiều người qua đường.

Họ hô vang khẩu hiệu phản đối vụ đảo chính và chính quyền quân sự Myanmar. Cảnh sát sau đó được huy động để đảm bảo trật tự trước cổng đại sứ quán.

Giáo viên Myanmar đội nón đỏ biểu tình phản đối đảo chính (ảnh: CNN)

Giáo viên Myanmar đội nón đỏ biểu tình phản đối đảo chính (ảnh: CNN)

Những vụ biểu tình ở Myanmar có chiều hướng gia tăng về độ gay gắt sau khi phát ngôn viên chính quyền quân sự – ông Zaw Min Tun – cáo buộc bà Aung San Suu Kyi nhận hối lộ ít nhất 600.000 USD và hơn 10 cân vàng.

Đây là tội danh nghiêm trọng nhất mà bà Suu Kyi bị cáo buộc kể từ sau khi bị quân đội bắt giữ, quản thúc tại gia.

“Cáo buộc đó là trò đùa vui nhất mà tôi từng nghe”, luật sư Khin Maung Zaw của Suu Kyi nói.

Trong một diễn biến khác, tính đến ngày 12.3, hơn 264 người, bao gồm 198 sĩ quan cảnh sát Myanmar đã vượt biên sang Ấn Độ vì không muốn hợp với chính quyền quân sự.

Chính quyền quân sự Myanmar cam kết rằng, họ sẽ tổ chức bầu cử lại trong thời gian tới và trao quyền lực cho bên chiến thắng.

Nguồn: [Link nguồn]

Myanmar: Bà Suu Kyi bị cáo buộc phạm tội nặng

Chính quyền quân sự Myanmar hôm 11.3 cáo buộc bà Aung San Suu Kyi có hành vi nhận hối lộ và tham nhũng. Theo cáo buộc, bà Suu...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Vương Nam – SCMP ([Tên nguồn])
Đảo chính quân sự ở Myanmar Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN