Quan chức Serbia nói 'bị tình báo nước ngoài ép quay lưng với Nga, Trung Quốc'

Một cơ quan tình báo lớn của nước ngoài đã gây áp lực cho Bộ trưởng Nội vụ Serbia Aleksandar Vulin về thái độ của ông đối với Nga và Trung Quốc. Bộ trưởng cho biết một chiến dịch truyền thông lớn chống lại ông có thể sẽ được châm ngòi vào tuần tới.

Bộ trưởng Nội vụ Serbia - Aleksandar Vulin. Ảnh: RT

Bộ trưởng Nội vụ Serbia - Aleksandar Vulin. Ảnh: RT

“Một trong những cơ quan tình báo lớn nhất thế giới đã nói với tôi rằng lập trường của tôi là không thể chấp nhận được. Và nếu tôi không từ bỏ chính sách mà tôi đang theo đuổi, thì tôi sẽ không thể tiếp tục là một thành viên của chính phủ, và họ sẽ làm mọi thứ để bôi nhọ tôi”, Bộ trưởng Vulin nói với hãng truyền thông Pink.

Một chiến dịch truyền thông lớn chống lại ông Vulin có thể sẽ được châm ngòi vào tuần tới, Bộ trưởng tuyên bố. Bất chấp sức ép, Bộ trưởng cho biết ông từ chối hợp tác dưới bất kỳ hình thức nào với các điệp viên nước ngoài.

“Tôi chưa làm việc và sẽ không làm việc cho bất kỳ ai ngoại trừ người dân Serbia, nhà nước Serbia. Và tôi sẽ không trung thành hoàn toàn với bất kỳ ai ngoại trừ Tổng thống của tất cả người dân Serbia - Aleksandar Vucic”, Bộ trưởng nói. “Tôi sẽ không làm việc cho cơ quan tình báo nước ngoài này, ngay cả khi phải trả giá bằng chính mạng sống của mình".

Ông Vulin kêu gọi Tổng thống Serbia giữ cho đất nước của mình luôn luôn trung lập, cũng như duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Nga và Trung Quốc, bất chấp áp lực từ bên ngoài.

Các quan chức hàng đầu của Serbia nhiều lần cho biết nước này phải đối mặt với sức ép ngày càng lớn từ cộng đồng quốc tế trong bối cảnh xung đột giữa Nga và Ukraine đang diễn ra.

Tuy nhiên, Belgrade đã từ chối tham gia bất kỳ làn sóng trừng phạt nào hoặc các hành động thù địch của phương Tây nhằm vào Nga. Lãnh đạo Serbia khẳng định Belgrade sẽ tiếp tục theo đuổi lợi ích của riêng mình, đồng thời giữ mối quan hệ lâu dài với Mátxcơva.

Nguồn: [Link nguồn]

Nga - Trung Quốc cùng nhau gây dựng nhóm đối trọng với G7?

Nhóm Các nền kinh tế mới nổi (BRICS) do Nga và Trung Quốc dẫn đầu có thể mở rộng thành viên để trở thành đối trọng với G7 – nhóm 7 nền công nghiệp hàng đầu thế giới...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Hạnh (RT) ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN