Quan chức Mỹ: Nga có thể “đè bẹp” NATO trong 60 tiếng

Sự kiện: Tin tức Nga

Đó là lời cảnh báo của một quan chức quốc phòng ở Mỹ khi căng thẳng giữa Nga và NATO đang ngày một gia tăng.

Quan chức Mỹ: Nga có thể “đè bẹp” NATO trong 60 tiếng - 1

Michael Carpenter: NATO hiện chưa chuẩn bị đủ kĩ càng để đối phó với các mối đe dọa từ Nga

Phó trợ lý Thư kí quốc phòng của Mỹ, ông Michael Carpenter nói rằng phương Tây và NATO hiện chưa chuẩn bị đủ kĩ càng để đối phó với các mối đe dọa từ Nga.

Ông cho biết hiện Nga có lợi thế lớn về địa lý và thời gian. Nhưng đến năm 2017, Mỹ sẽ ở một vị trí tốt hơn để bảo vệ đồng minh của mình.

Lời cảnh báo này được đưa ra 4 tháng sau khi Viện chính sách toàn cầu RAND, một tổ chức phi lợi nhuận, cho rằng lực lượng Nga có thể xâm lấn NATO trong vòng 60 tiếng.

RAND cho rằng NATO sẽ không thể bảo vệ được lãnh thổ của các thành viên dễ bị tổn thương của mình, như các nước Cộng hòa Baltic bao gồm Estonia, Latvia và Lithuania.

Quan chức Mỹ: Nga có thể “đè bẹp” NATO trong 60 tiếng - 2

NATO đang tập trận tại Ba Lan để củng cố an ninh sườn đông (Ảnh: AP)

Tuy nhiên, RAND cũng nói thêm hoàn toàn có thể tránh sự xâm nhập của Nga tại các nước Baltic bằng một lực lượng gồm 7 lữ đoàn. Trong đó bao gồm 3 lữ đoàn thiết giáp hạng nặng được hỗ trợ bởi không quân và lực lượng mặt đất.

Trả lời câu hỏi liệu lời cảnh báo của RAND có còn chính xác không và NATO có sẵn sàng đối phó với các mối đe dọa không, Phó trợ lý Thư kí quốc phòng của Mỹ nói: "Tôi tin vào cuối năm 2017, khi chúng ta có thêm một lữ đoàn chiến đấu để tăng cường lực lượng phía đông Âu, lúc đó chúng ta hoàn toàn có thể đối phó với các mối đe dọa”.

NATO đang tổ chức một cuộc tập trận ở Ba Lan nhằm củng cố an ninh cho sườn phía đông của mình. Cuộc tập trận 10 ngày đã làm gia tăng căng thẳng giữa 2 bên khi Nga cũng đã bắt đầu triển khai quân sự tiến về phía tây, Reuters đưa tin.

Đầu tuần này, phát ngôn viên của Tổng thống Vladimir Putin, Dmitry Peskov, cho rằng cuộc tập trận ở Ba Lan "không giúp gây dựng niềm tin và an ninh của châu lục."

Ba Lan và các quốc gia khác trong khu vực, cũng như các nhà lãnh đạo NATO, cho rằng bất kỳ sự hiện diện quân sự nào hoặc các cuộc tập trận chỉ thuần túy là những biện pháp phòng thủ và răn đe.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trà My - abc.com.au ([Tên nguồn])
Tin tức Nga Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN