Ông Biden tập hợp đồng minh đối phó TQ, châu Á hưởng ứng mạnh hơn châu Âu

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã liên lạc với một loạt các quốc gia đồng minh, nhấn mạnh vấn đề đối phó Trung Quốc và tầm quan trọng của an ninh khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Tổng thống Mỹ Joe BIden đã đề cập chiến lược đối phó Trung Quốc với các quốc gia đồng minh ở châu Á và châu Âu. Ảnh minh họa.

Tổng thống Mỹ Joe BIden đã đề cập chiến lược đối phó Trung Quốc với các quốc gia đồng minh ở châu Á và châu Âu. Ảnh minh họa.

Theo SCMP, trong tuần đầu tiên nắm quyền, ông Biden đã trao đổi với lãnh đạo các quốc gia đồng minh thân cận của Mỹ như Canada, Anh, Pháp, Đức và Nhật Bản, bàn về đối phó với Trung Quốc.

Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã trao đổi với các đối tác và đồng minh của Mỹ, bao gồm các quốc gia trong “bộ tứ kim cương” như Nhật Bản, Úc, Ấn Độ và hai quốc gia Đông Nam Á là Thái Lan và Philippines.

Các nhà phân tích cho rằng, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ tiếp tục chiến lược cứng rắn với Trung Quốc dưới thời người tiền nhiệm Donald Trump.

Những nỗ lực ban đầu của chính quyền Biden, hướng tới cách đối phó Trung Quốc thống nhất và tập thể hơn, được các quốc gia như Nhật Bản, Philippines đón nhận. Nhưng châu Âu lại tỏ ra do dự.

Nhà Trắng xác nhận ông Biden đã bàn về Trung Quốc, coi đây là vấn đề đối ngoại ưu tiên, với Thủ tướng Anh Boris Johnson, Tổng thống Pháp Emanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel. Nhưng tuyên bố chính thức của Anh, Pháp, Đức lại không nhắc đến vấn đề trên, theo SCMP.

“Đó là những gì ông Biden đã nhắc đến trước khi lên nắm quyền và Tổng thống Mỹ đang làm điều đó, bao gồm với cả các nhà lãnh đạo châu Âu”, Andrew Small, chuyên gia châu Á tại Quỹ Marshall ở Washington, nói.

“Châu không thoải mái lắm với chiến lược này, nhưng điều đó không có nghĩa là các quốc gia châu Âu không đồng ý hợp tác với Mỹ để đối phó Trung Quốc, hoặc ít nhất là cùng phối hợp với chính sách của Mỹ”, ông Small nói.

Một số nhà phân tích chỉ ra lý do châu Âu do dự là vì đã hoàn tất thỏa thuận hợp tác và đầu tư với Trung Quốc vào năm ngoái, trước khi ông Biden trở thành Tổng thống Mỹ.

Charles Kupchan, thành viên cấp cao tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại ở Washington, nói rằng châu Âu không chắc chắn về vai trò lãnh đạo của Mỹ về lâu dài, trong khi sức mạnh kinh tế của Trung Quốc ngày càng gia tăng.

“Các quốc gia châu Âu có thể đồng ý hợp tác với ông Biden trong vấn đề Trung Quốc, nhưng mọi chuyện sẽ không diễn ra suôn sẻ hoàn toàn”, ông Kupchan nói.

Còn ở châu Á, chính quyền Biden thể hiện cam kết đối với các vấn đề khu vực là điều mà Nhật Bản và Philippines hưởng ứng tích cực.

Mỹ cam kết bảo vệ đảo Senkaku của Nhật Bản, hòn đảo nằm trong tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc. Washington cũng khẳng định tôn trọng hiệp ước phòng thủ chung ký với Manila.

Nguồn: [Link nguồn]

Tiết lộ ”ưu tiên” của ông Biden với Trung Quốc

Theo một cố vấn an ninh quốc gia hàng đầu của Mỹ, chính quyền ông Biden có kế hoạch ưu tiên đối phó nhanh chóng và quyết...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - SCMP ([Tên nguồn])
Joe Biden Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN