Những lần TQ đối xử "hắt hủi" với lãnh đạo các nước lớn

Sự kiện: Tin tức Trung Quốc

Cách cư xử theo lối “hắt hủi” ông Obama không phải là lần đầu tiên xảy ra trong các lần Trung Quốc tiếp đón nước lớn.

Những lần TQ đối xử "hắt hủi" với lãnh đạo các nước lớn - 1

Khuôn mặt lạnh tanh của ông Tập với người đồng cấp Shinzo Abe.

Lạnh lùng với Nhật Bản

Ngày 10.11.2014, bên lề hội nghị APEC diễn ra tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình đã có cuộc gặp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Tuy nhiên, cái bắt tay hờ hững và thái độ lạnh nhạt của chủ nhà cho thấy thái độ phản đối của ông Tập với Abe.

Năm 2012, Nhật tuyên bố quốc hữu hóa quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Động thái này khiến chính quyền Bắc Kinh rất tức tối và liên tục phản đối. Dù vậy, Tokyo vẫn không có dấu hiệu “buông tay” trước lợi ích chủ quyền của mình.

Một điểm nữa khiến Trung Quốc không hài lòng với Nhật Bản chính là việc ông Abe liên tục ghé thăm hoặc gửi quà tới đền thờ Yasukuni. Nơi đây thờ những tướng tá Nhật Bản hy sinh trong thế chiến II, tuy nhiên Trung Quốc và Hàn Quốc coi những người này là “tội phạm chiến tranh”.

Căng thẳng hai bên Nhật-Trung sau hai năm vẫn chưa có dấu hiệu lắng dịu.

Từ chối gặp Ngoại trưởng Mỹ

Những lần TQ đối xử "hắt hủi" với lãnh đạo các nước lớn - 2

Bà Clinton và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào.

Ngày 5.9.2012, Ngoại trưởng Mỹ lúc đó là bà Hillary Clinton dự kiến có cuộc gặp với Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Bắc Kinh. Tuy nhiên, nước chủ nhà đã hủy bỏ đột ngột vì “lí do đột xuất”.

Lí do được giới quan sát đưa ra là bởi bà Clinton từng gặp Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, Ngoại trưởng Dương Khiết Trì và nội dung chủ đạo là về vấn đề Biển Đông. Khi đó, bà Clinton kêu gọi Trung Quốc và ASEAN sớm đạt thỏa thuận về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) nhằm ngăn chặn căng thẳng chủ quyền leo thang.

Ngoại trưởng Trung Quốc đáp lời bằng tuyên bố chỉ đối thoại song phương và từ chối đối thoại đa phương như Mỹ đề xuất. Ông Dương cũng không tỏ ý mặn mà với ý tưởng hoàn thành thỏa thuận COC trước tháng 11 năm đó.

Lãnh đạm với Hàn Quốc

Những lần TQ đối xử "hắt hủi" với lãnh đạo các nước lớn - 3

Ông Tập không cười tươi khi gặp bà Park.

Cách đây một tháng, Seoul đạt được thỏa thuận với Mỹ về việc điều động hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân THAAD tại Hàn Quốc. Cả Nga và Trung Quốc đều cho rằng hệ thống THAAD gây hại cho an ninh quốc gia và ảnh hưởng cán cân quyền lực trong khu vực.

Ông Tập Cận Bình khi gặp Thủ tướng Park Geun-hye không nồng nhiệt như mọi lần mà tỏ thái độ khá lãnh đạm. Trái với màn tiếp đón trọng thị và kéo dài khá lâu với Thủ tướng Đức Angela Merkel, ông Tập chỉ bắt tay “cho có” với bà Park.

Thậm chí trong phiên họp bên lề, ông Tập còn nói: “Xử lý hệ thống THAAD không đúng sẽ gây bất ổn chiến lược trong khu vực và làm tranh chấp thêm sâu sắc”.

Những lần TQ đối xử "hắt hủi" với lãnh đạo các nước lớn - 4

Ông Tập đi lại một mình trên thảm đỏ của APEC 2015, trong khi tất cả các quan chức nước khác đều nhóm lại trò chuyện với nhau.

Tuy nhiên, trong nhiều sự kiện quốc tế, các nước khác dường như cũng thờ ơ, lạnh nhạt với lãnh đạo Trung Quốc. Năm 2015 tại hội nghị APEC, ông Tập Cận Bình được thời báo Rappler của Philipines ghi nhận là “lẻ loi độc bước” trên thảm đỏ và bị đại diện các nước khác phớt lờ.

Video ông Tập Cận Bình bước lẻ loi trên thảm đỏ APEC 20115:

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quang Minh ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN