Nhiều nước muốn gia nhập nhóm có Nga và TQ: Báo TQ "khoe" điểm mạnh

Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) mong muốn đem lại sự cân bằng trong trật tự toàn cầu, trong đó các nước thành viên bình đẳng và đều có tiếng nói như nhau, khác với các nhóm do phương Tây tạo nên, theo tờ Hoàn Cầu.

Tổng thống Nga Vladimir Putin tham dự một cuộc họp trực tuyến của nhóm BRICS.

Tổng thống Nga Vladimir Putin tham dự một cuộc họp trực tuyến của nhóm BRICS.

Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) gồm Nga, Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ và Nam Phi – đang thu hút sự chú ý trên toàn cầu. Sau khi Iran và Argentina nộp đơn xin gia nhập, Ả Rập Saudi, Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập cũng có kế hoạch trở thành thành viên của nhóm.

Theo tờ Thời báo Hoàn Cầu, xu hướng này cho thấy nhóm BRICS ngày càng có giá trị và sức hấp dẫn gia tăng, cũng như phản ánh sự thống trị của phương Tây trên trường quốc tế ngày càng suy giảm.

Hoàn Cầu cho rằng, giá trị của BRICS nằm ở việc mỗi quốc gia thành viên có sức mạnh và khả năng thúc đẩy hợp tác riêng trong nhóm. 

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), Nga là nước có trữ lượng khí đốt lớn nhất thế giới, trữ lượng than thứ hai thế giới và trữ lượng dầu khí thứ 8 thế giới.  

Brazil có sản phẩm nông nghiệp đa dạng và giàu tài nguyên khoáng sản. Những lợi thế khác biệt kết hợp với sự thúc đẩy hợp tác của BRICS trong các lĩnh vực như lương thực và trao đổi tiền tệ, giúp các thành viên trong nhóm ít chịu ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng toàn cầu.

Theo Hoàn Cầu, mỗi nước thành viên trong BRICS đều bình đẳng, có quyền lợi và trách nhiệm như nhau, khác với các liên minh của phương Tây, khi các nước lớn luôn có tiếng nói lớn hơn.

Hoàn Cầu cho rằng, truyền thông phương Tây đang thúc đẩy đối đầu giữa các khối, khi phác họa BRICS là đối trọng với nhóm G7 và liên minh quân sự NATO. 

Đầu tháng này, tạp chí Mỹ Newsweek mô tả “khi NATO chuẩn bị có đợt mở rộng lớn nhất trong hàng thập kỷ, Nga và Trung Quốc đang muốn lôi kéo thêm các thành viên vào nhóm”.

Cuối tháng 6, báo Mỹ The Hill đăng bài viết với tựa đề: “Một G7 thiếu thống nhất có thể đánh mất vai trò lãnh đạo toàn cầu vào tay nhóm BRICS”.

Theo Hoàn Cầu, các nước trong BRICS không mong muốn đưa nhóm theo con đường như một G7 hay NATO thứ hai. Mục tiêu mà BRICS hướng tới là thúc đẩy an ninh toàn cầu và đóng góp vào quản trị kinh tế, theo quan điểm “cởi mở, bao trùm và hợp tác cùng có lợi".

BRICS phản đối sự cường quyền, bá quyền, trong đó chỉ có các nước lớn mới có tiếng nói và các nước nhỏ phải nghe theo, thậm chí bị nước lớn lợi dụng, theo Hoàn Cầu.

BRICS mong muốn đem lại sự cân bằng trong trật tự toàn cầu, tạo ra một nền tảng quản trị toàn cầu, trong đó các nước đang phát triển có vị trí xứng đáng và tiếng nói có thể được lắng nghe. Đây là sự khác biệt giữa BRICS và các nhóm của phương Tây.

Hoàn Cầu mô tả nhóm G7 là “sân chơi của các nước giàu” còn NATO vẫn bị mắc kẹt trong tư tưởng Chiến tranh Lạnh và đối đầu giữa các khối. Mục tiêu của G7 hiện nay chỉ là kiềm chế Trung Quốc và Nga.

BRICS có quy trình xét duyệt chặt chẽ, chưa thể sớm kết nạp thêm thành viên mới. Nhưng việc Thổ Nhĩ Kỳ, nước thành viên NATO, cũng bày tỏ mong muốn gia nhập BRICS là điều rất đáng quan tâm, Hoàn Cầu kết luận.

Nguồn: [Link nguồn]

Thêm 3 quốc gia xin gia nhập nhóm có Nga và Trung Quốc

Sau Iran và Argentina, có thêm 3 quốc gia khác xin gia nhập Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Hoàn Cầu ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN