Nhật Bản "chơi lớn", chi gần 150 triệu USD mua đảo hoang nhằm đối phó Trung Quốc

Hòn đảo mà Chính phủ Nhật bỏ tiền mua, sẽ được sử dụng để làm căn cứ quân sự mới của nước này, trong quyết tâm bảo vệ quần đảo Điếu Ngư, mà Nhật Bản gọi là Senkakus. Đây cũng là trọng tâm của vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa Nhật Bản với Trung Quốc những năm gần đây.

Ảnh chụp trên cảo cảnh hòn đảo Mageshima mà Chính phủ Nhật mới mua (ảnh: SCMP)

Ảnh chụp trên cảo cảnh hòn đảo Mageshima mà Chính phủ Nhật mới mua (ảnh: SCMP)

Chính phủ Nhật Bản mới đây (2.12), đã hoàn tất việc mua một hòn đảo hoang, tên Mageshima, nằm giữa hai tỉnh Kyushu và Okinawa (Nhật Bản), với giá 16 tỷ yên (146 triệu đô la Mỹ).

Nhật Bản dự định sẽ phát triển đảo mới này thành một căn cứ quân sự phục vụ cho quân đội Nhật và Mỹ. Trước đó, hòn đảo này thuộc sở hữu của một công ty tư nhân.

Mageshima là một đảo trong hệ thống quần đảo Osumi của Nhật. Trong giai đoạn gần kết thúc Thế chiến II, đã từng có một căn cứ không quan trọng của không quân đội Nhật được xây dựng tại đảo này.

Kế hoạch phát triển quân sự tại đảo  Mageshima là một phần trong học thuyết an ninh sửa đổi của Tokyo. Nhật quyết tâm bảo vệ các hòn đảo ngoài khơi, nằm ở khu vực phía nam của nước này, trước những nguy cơ leo thang tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.

Hòn đảo mới sẽ được xây dựng làm căn cứ quân sự cho không quân và hải quân Mỹ - Nhật (ảnh: SCMP)

Hòn đảo mới sẽ được xây dựng làm căn cứ quân sự cho không quân và hải quân Mỹ - Nhật (ảnh: SCMP)

Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản, ông Yoshi DA Suga cho biết:

“Vấn đề quan trọng hiện nay đối với Nhật Bản là phải bảo đảm cho việc cập cảng của các tàu sân bay và máy bay quân sự. Vì vậy chúng tôi đãng cố gắng xây dựng căn cứ quân sự mới trong thời gian sớm nhất”.

Chính phủ Nhật đã thỏa thuận với công ty Taston Airport, có trụ sở tại Tokyo, vào tháng 1.2019, để mua lại hòn đảo Mageshima, rộng 8.2 km2 với giá 4,5 tỷ yên, đang thuộc sở hữu của công ty này. 

Tuy nhiên, vào tháng 5.2019, thỏa thuận này đã không thể thực hiện được, khi công ty Taston Airport thay chủ tịch mới và đòi nhiều tiền hơn. Chính phủ Nhật đã phải đồng ý mua lại đảo Mageshima với giá 16 tỷ yên, sau khi tính đến số tiền mà Taston đã đầu tư vào đảo.

Các máy bay quân sự Mỹ hiện không được phép thực hiện các hoạt động bay tại các căn cứ trên lục địa Nhật Bản, do lo ngại ô nhiễm tiếng ồn. Chính vì vậy, những máy bay từ căn cứ không quân Hoa Kỳ tại Iwakuni, ở miền trung Nhật Bản, phải bay khoảng 1.400km về phía nam, để đến căn cứ tại Iwo To. 

Đảo Mageshima chỉ cách đảo Iwo To 400km, khiến nơi đây trở thành địa điểm lý tưởng cho việc xây dựng căn cứ mới.

Tokyo cũng có kế hoạch chuyển bớt một phần quân đội Hoa Kỳ đang đóng quân ở Okinawa sang đảo mới, để giảm bớt sự bất tiện cho cư dân địa phương khi bị ảnh hưởng tiếng ồn, bởi sự hiện diện của quân đội Mỹ.

Các tàu khu trục của Lực lượng phòng vệ hàng hải Nhật Bản (JMSDF) tham gia vào một cuộc tập trận (ảnh: SCMP)

Các tàu khu trục của Lực lượng phòng vệ hàng hải Nhật Bản (JMSDF) tham gia vào một cuộc tập trận (ảnh: SCMP)

Ông Garren Mulloy, giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Daito Bunka của Nhật Bản cho biết:

“Một căn cứ mới được xây dựng sẽ giúp quân đội Nhật Bản không cần phải chia sẻ đường băng với các hãng hàng không dân sự, giống như tại sân bay Naha, tỉnh Okinawa (Nhật Bản).

Mageshima cũng đủ xa lục địa, để các lực lượng Nhật Bản hoặc Hoa Kỳ thực hiện các cuộc tập trận bắn đạn thật bằng tên lửa, pháo binh hoặc nhảy dù.

Nhật Bản đáng lẽ không cần phải tăng thêm năng lực quốc phòng, nhưng nhiều thứ có thể sẽ thay đổi trong 10 hoặc 20 năm tới, liên quan đến tranh chấp về chủ quyền trên quần đảo Senkakus.”

Có hàng trăm hòn đảo không người ở ngoài khơi Nhật Bản, mặc dù đại đa số là đảo nhỏ và thiếu cơ sở hạ tầng cần thiết để hỗ trợ đời sống dân cư. Tuy nhiên, cũng có 40 đảo khác lớn hơn nhiều, bao gồm cả quần đảo Senkakus mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, nằm ở phía tây tỉnh Okinawa – Nhật Bản. Hiện, Nhật đang có tranh chấp lãnh thổ trên biển với Trung Quốc và Đài Loan.

Nguồn: [Link nguồn]

Trung Quốc đưa 40 máy bay ném bom đến sát đảo Nhật Bản

Động thái của Trung Quốc khiến cộng đồng quốc tế hết sức lo ngại trong bối cảnh căng thẳng khu vực leo thang.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam - SCMP ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN