Người đầu tiên trên thế giới dùng một vụ nổ hạt nhân để... châm thuốc lá

Có tới 1001 cách thức kỳ lạ khác nhau để đốt một điếu thuốc lá, từ việc dùng đèn khò cho đến kính lúp, nhưng hiếm có cách nào “sởn da gà” như của một nhà vật lý thời Chiến tranh lạnh.

Hiếm có cách châm thuốc nào "kinh dị" bằng việc dùng nhiệt lượng từ các vụ nổ hạt nhân (Ảnh minh họa)

Hiếm có cách châm thuốc nào "kinh dị" bằng việc dùng nhiệt lượng từ các vụ nổ hạt nhân (Ảnh minh họa)

Hôm Chủ nhật tuần trước, một chủ đề thảo luận trên mục “r/TodayILearned” của trang diễn đàn mở Reddit đã nhắc đến một sự kiện có một không hai xảy ra vào vào năm 1952. Thời điểm đó, nhà vật lý Ted Taylor đã sử dụng ánh chớp lóe sáng dữ dội từ một vụ nổ nguyên tử…chỉ để châm một điếu thuốc lá.

Những ghi nhận về các sự kiện “bật lửa nguyên tử” như vậy dù không thật sự nổi bật, nhưng ông Taylor vẫn được cho là người đầu tiên nảy ra ý tưởng này. Điều đó đã được tác giả Richard L. Miller miêu tả một cách chi tiết trong cuốn sách Under the Cloud: The Decades of Nuclear Testing (Dưới đám mây: Hàng thập kỷ thử nghiệm hạt nhân) được xuất bản năm 1986.

Taylor được cho là đã châm điếu thuốc của mình trong thời gian diễn ra Chiến dịch Tumbler-Snapper, một chuỗi các vụ nổ nguyên tử được quân đội Mỹ tiến hành tại bãi thử nghiệm Nevada trong thời gian diễn ra Chiến tranh Triều Tiên.

Theo cuốn sách của Miller, một ngày trước thời điểm cuộc thử nghiệm diễn ra, Taylor đã tìm một chiếc gương parabol và mang vào boongke điều khiển. Ông đặt chiếc gương ở vị trí có thể hấp thụ ánh sáng từ vụ nổ hạt nhân một cách chính xác, để giải phóng nhiệt lượng và tập trung chúng vào một vị trí cụ thể.

Sau đó, Taylor treo một điếu thuốc nhãn hiệu Pall Mall lên một sợi dây sao cho đầu của điếu thuốc có thể hướng đúng vào vị trí tập trung ánh sáng. Sự sắp đặt này không khác mấy so với việc dùng kính lúp hấp thụ ánh sáng Mặt Trời để đốt một tờ giấy.

Vào ngày 1.6.1952, đúng thời điểm quả bom được kích nổ, Taylor và các chuyên gia vũ khí khác đã chui hết vào boongke điều khiển để theo dõi thí nghiệm của mình diễn ra thế nào.

“Chỉ trong tích tắc, ánh sáng được tập trung từ vụ nổ hạt nhân đã làm điếu thuốc bốc cháy. Ông ấy đã tạo ra bật lửa thuốc lá nguyên tử đầu tiên trên thế giới,” cuốn sách của Miller cho biết.

Nhà vật lý Ted Taylor, tác giả của thí nghiệm "độc nhất vô nhị" với thuốc lá (Ảnh: Robert Del Tredici)

Nhà vật lý Ted Taylor, tác giả của thí nghiệm "độc nhất vô nhị" với thuốc lá (Ảnh: Robert Del Tredici)

Nhưng Taylor không phải người duy nhất thực hiện điều “xưa nay chưa từng có” này trong thời đại của ông. Một đoạn phim về cuộc thử nghiệm hạt nhân mang tên Operation Teapot Military Effects Studies (Chiến dịch Nghiên cứu các Hiệu ứng quân sự trong ấm trà), được Bộ quốc phòng Mỹ công bố vào năm 1954, cũng đã có một màn trình diễn tương tự.

Ở phút thứ 19 của đoạn phim dài nửa tiếng này, một người đã dùng tay không cầm một điếu thuốc lá và hướng phần đầu của nó vào chùm sáng từ vụ nổ hạt nhân được hội tụ bởi một chiếc gương parabol lớn, làm điếu thuốc cũng bị bắt lửa và bốc khói nghi ngút.

Tuy nhiên, đoạn phim này sau đó đã bị bóc mẽ vì một số điểm bất hợp lý trong đó, như việc vụ nổ hạt nhân lại không làm lóe chớp chói lóa, hay thời gian của luồng sáng hội tụ kéo dài quá lâu so với thực tế.

Dù vậy, không khó để hình dung ý tưởng của Ted Taylor đã nhanh chóng được lan truyền tới các đồng nghiệp của ông đến nhiều năm sau, trải qua hàng trăm cuộc thử nghiệm hạt nhân trên mặt đất khác nhau tại Mỹ. Thậm chí, không ít người đã thử tái diễn lại chính xác thí nghiệm có một không hai này của ông.

Song vẫn có một số người tỏ ra không đồng tình với phát kiến “vĩ đại” trên. Nhà nhân chủng học Martin Pfeiffer cho rằng thí nghiệm này không khác gì một nỗ lực “thuần hóa” vũ khí hạt nhân, và làm giảm nhẹ những hậu quả kinh khủng mà chúng gây ra đối với nhân loại.

Hút thuốc lá điện tử gây biến đổi gene hệ miễn dịch

Hút thuốc lá điện tử gia tăng nguy cơ nhiễm trùng vì hàng trăm gene trong hệ miễn dịch bị biến đổi, nghiên cứu mới đây...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Việt Anh - Business Insider ([Tên nguồn])
Bí ẩn khoa học Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN