Mỹ và Trung Quốc đang bước vào một dạng chiến tranh mới thông qua Đài Loan?

Mỹ đang rất nỗ lực giúp Đài Loan giữ chân những đồng minh truyền thống và điều này có thể khơi mào chiến tranh ủy nhiệm với Trung Quốc.

Đài Loan thường tập trận quân sự rầm rộ giả định kịch bản Trung Quốc chiếm đảo.

Đài Loan thường tập trận quân sự rầm rộ giả định kịch bản Trung Quốc chiếm đảo.

Theo National Interest, trong tháng 9, hai đảo quốc ở Thái Bình Dương là Solomon và Kiribati đã cắt quan hệ ngoại giao với  Đài Loan, khiến con số các quốc gia ủng hộ Đài Loan chỉ còn 15.

Đây mức thấp nhất trong lịch sử kể từ khi Trung Quốc đại lục thành lập năm 1949. Theo giới phân tích, đây có thể mới chỉ là sự khởi đầu cho một loại chuỗi những sự kiện bất lợi với Đài Loan.

Ngay cả khi lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn tái đắc cử vào tháng Giêng năm sau, sẽ rất khó để Đài Loan giữ chân được các đồng minh còn lại.

Trong trường hợp đảo quốc Solomon, giới chức hòn đảo đã đánh giá kỹ lưỡng các lựa chọn trong 3 tháng, chứ không phải đưa ra quyết định trong một sớm một chiều.

Đại sứ Mỹ ở Solomon, Catherine Ebert-Gray đã gặp Thủ tướng Manasseh Sogavare và hối thúc hòn đảo không quay lưng với Đài Loan. Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence cũng có kế hoạch gặp ông Sogavare tại Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York, Mỹ.

Những nỗ lực trong nhiều tháng của Mỹ, Đài Loan và cuối cùng là khoản hỗ trợ trị giá 250 triệu USD mà Úc hứa tặng cho đảo Solomon cuối cùng vẫn không thể khiến hòn đảo nghĩ lại. Kết quả là đảo Solomon quay sang thiết lập quan hệ với Trung Quốc.

Theo National Interest, một dạng chiến tranh ủy nhiệm mới có thể đã được hình thành giữa Mỹ và các đồng minh và phía bên kia là Trung Quốc. 15 quốc gia còn lại công nhận Đài Loan sẽ trở thành “chiến trường”.

Binh sĩ Đài Loan.

Binh sĩ Đài Loan.

Đối với Đài Loan, có sự hỗ trợ của Mỹ và các đồng minh là thông tin vừa tốt vừa xấu. Đài Loan có thể được hưởng lợi khi phụ thuộc vào Mỹ, nhưng ngược lại, Đài Loan không thể tự quyết định được mối quan hệ với các đồng minh vì có Mỹ can thiệp.

Sau đảo Solomon và Kiribati, giới quan sát đồn đoán quốc gia nào sẽ tiếp bước. Đó có thể Nicaragua hoặc Honduras ở Trung Mỹ, hoặc Haiti ở biển Caribe, hoặc Tuvalu ở Nam Thái Bình Dương.

Đây là các mục tiêu được cho là dễ lựa chọn nhất với Trung Quốc. Về phần mình, Mỹ sẽ càng phải mở rộng tầm ảnh hưởng ở những nơi từng không được chú ý, nếu không muốn Trung Quốc khiến tất cả các đồng minh của Đài Loan quay lưng.

Theo National Interest, trong cuộc chiến tranh ủy nhiệm không tiếng súng này, cạnh tranh Mỹ-Trung sẽ ngày càng trở nên sâu sắc hơn. Không ai biết được rằng liệu một ngày kia, cuộc chiến này có trở thành xung đột toàn diện, khi một trong hai bên mất kiên nhẫn hay không.

Ngược lại, nếu Mỹ làm ngơ, việc Đài Loan dần bị cô lập trên trường quốc tế và chỉ còn lựa chọn quay về với đại lục là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Theo báo Mỹ, một mặt, Washington vẫn sẽ ra mặt giúp Đài Loan, mặt khác, hòn đảo cần phải tự tìm cách xây dựng mối quan hệ phù hợp hơn với đại lục. Dĩ nhiên, điều này sẽ là rất khó khăn bởi trong thông điệp đầu năm 2019,  Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhấn mạnh việc thu hồi đảo Đài Loan bằng mọi giá, dù phải dùng đến vũ lực.

Đảo quốc Thái Bình Dương chính thức quay lưng với Đài Loan vì “mật ngọt” TQ

Đảo quốc ở Thái Bình Dương đã bỏ phiếu cắt quan hệ với Đài Loan và ngả về phía Trung Quốc, bất chấp nỗ lực của...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức Đài Loan Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN