Mỹ tiếp tục dùng Đài Loan "khiêu khích" Trung Quốc như thế nào?

Kế hoạch của chính quyền Trump bán hơn 60 máy bay chiến đấu F-16 mới cho Đài Loan đang được xúc tiến mạnh sau các cuộc đàm phán kéo dài hơn dự kiến, mở đường cho một thỏa thuận mà chắc chắn sẽ dẫn đến sự phản đối mới từ Trung Quốc.

Mỹ tiếp tục dùng Đài Loan "khiêu khích" Trung Quốc như thế nào? - 1

Máy bay tiêm kích F16

Kế hoạch của chính quyền Trump bán hơn 60 máy bay chiến đấu F-16 mới cho Đài Loan đang được xúc tiến mạnh sau các cuộc đàm phán kéo dài hơn dự kiến, mở đường cho một thỏa thuận mà chắc chắn sẽ dẫn đến sự phản đối mới từ Trung Quốc chỉ vài ngày sau khi Washington và Bắc Kinh nhất trí khởi động lại các cuộc đàm phán thương mại.

Tạp chí Foreign Policy dẫn lời hai quan chức cho biết, đầu năm nay Đài Loan đã chính thức đề nghị mua 66 máy bay F-16 "Block 70", thế hệ mới nhất của máy bay chiến đấu kế thừa của Lockheed Martin, nhưng thương vụ này đã mất nhiều thời gian thảo luận hơn dự kiến để được tiến hành do các cuộc đàm phán về giá thành và cấu hình của máy bay.

Theo một quan chức chính quyền, mục đích là đẩy nhanh thương vụ bán máy bay sang bước tiếp theo trước khi Quốc hội Mỹ bắt đầu kỳ nghỉ. Tuy nhiên, đó vẫn chưa phải là bước cuối cùng. Đề nghị này phải được chuyển thành một kế hoạch chính thức từ Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao, và sau đó chính thức báo cáo lên Quốc hội. Các nhà lập pháp sau đó sẽ có 30 ngày để ngăn chặn thượng vụ này.

Đài Loan đã mua gần 140 máy bay F-16 "Block 20" phiên bản cũ, hiện đang được nâng cấp lên tiêu chuẩn mới nhất. Tuy nhiên, Trung Quốc từ lâu đã tuyên bố rằng việc Mỹ bán F-16 mới cho Đài Loan sẽ là một "lằn ranh đỏ".

"Lập trường của Trung Quốc kiên quyết phản đối bán máy bay cho Đài Loan là nhất quán và rõ ràng", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng đã tuyên bố như vậy hồi tháng 3 vừa qua sau khi có tin nói rằng chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ngầm chấp thuận việc bán máy bay. "Chúng tôi đã đưa ra những tuyên bố cứng rắn đối với Mỹ. Chúng tôi đã kêu gọi Mỹ nhận thức đầy đủ tính chất nhạy cảm của vấn đề này và tác hại mà nó sẽ gây ra".

Nếu thỏa thuận thực sự tiến triển, điều đó chắc chắn sẽ chọc giận Bắc Kinh vào thời điểm đặc biệt tế nhị đối với quan hệ Mỹ-Trung. Hai quốc gia này mới đây đã đồng ý nối lại vòng đàm phán thương mại trong bối cảnh tranh chấp thương mại trên diện rộng đã gây xáo trộn thị trường toàn cầu.

Thỏa thuận được đưa ra khi Trump tiếp tục nới lỏng những hạn chế đối với Trung Quốc, trong đó có việc loại 8 công ty khỏi danh sách đen của Bộ Thương mại Mỹ và thực hiện các bước để cho phép tập đoàn viễn thông khổng lồ Huawei mua công nghệ của Mỹ.

Tuy nhiên, khoảng lặng trong mối quan hệ căng thẳng này có thể chỉ là tạm thời. Mỹ vẫn còn nhiều mối lo ngại về những hoạt động kinh tế có tính chất phá hoại của Trung Quốc, việc đánh cắp công nghệ Mỹ, tăng cường tiềm lực quân sự, và chiến dịch bồi đắp đảo nhân tạo ở Biển Đông.

Đài Loan từ lâu đã là một "điểm cháy" đối với Trung Quốc, nước không công nhận hòn đảo này là một quốc gia độc lập. Bắc Kinh đã phản đối bất cứ nỗ lực nào của Đài Loan nhằm tuyên bố độc lập kể từ năm 1949, khi vùng lãnh thổ này bị tách khỏi Đại lục sau khi Đảng Cộng sản của Mao Trạch Đông giành chiến thắng trong cuộc nội chiến ở Trung Quốc.

Mỹ không công nhận Đài Loan nhưng Đạo luật Quan hệ Đài Loan bắt buộc Chính phủ Mỹ phải giúp hòn đảo này duy trì khả năng tự vệ. Mỹ lâu nay vẫn bán vũ khí cho Đài Loan.

Mỹ tiếp tục dùng Đài Loan "khiêu khích" Trung Quốc như thế nào? - 2

Tổng thống Mỹ Donald Trump

Chính quyền Trump mới đây đã đề xuất một thỏa thuận bán vũ khí riêng cho Đài Bắc, bao gồm các xe tăng Abrams trị giá hơn 2 tỷ USD, hệ thống tên lửa chống tăng di động và các thiết bị quân sự khác. Nếu được chấp thuận, thỏa thuận này sẽ đánh dấu một trong những thương vụ bán vũ khí lớn nhất cho Đài Loan trong những năm gần đây của Mỹ.

Tuy nhiên việc bán máy bay chiến đấu F-16 mới, được định giá cao hơn nhiều, sẽ là một động thái khiêu khích hơn đáng kể. Các chính quyền trước đây của George W. Bush và Barack Obama đã từ chối yêu cầu của Đài Loan về việc mua các máy bay F-16 mới, nhiều khả năng là vì không muốn chọc giận Bắc Kinh.

Tuy nhiên, chính quyền Trump gần đây ngày càng lo ngại việc Trung Quốc tấn công Đài Loan có thể sẽ sớm xảy ra. Hồi tháng 1/2019, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cảnh báo rằng bất cứ nỗ lực đòi độc lập nào của Đài Loan đều có thể được đáp trả bằng vũ lực. Đây rõ ràng là một lời đe dọa đối với Mỹ nếu họ cố gắng can thiệp.

Theo Richard Aboulafia, chuyên gia phân tích của Teal Group, "gần như có một sự đồng thuận giữa hai đảng Cộng hòa và Dân chủ ở Washington rằng đến lúc phải quyết đoán hơn với Trung Quốc".

Một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ nói: "Về vấn đề chính sách, chúng tôi không bình luận hay khẳng định các hợp đồng bán vũ khí được đề xuất cho đến khi chúng chính thức được trình lên Quốc hội".

Đây là việc Trung Quốc đang ráo riết làm để thu hồi Đài Loan bằng vũ lực?

Nhà máy đóng tàu Trung Quốc đã bắt đầu quá trình đóng tàu đổ bộ tấn công cỡ  lớn đầu tiên cho hải quân Trung Quốc,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trí Đức ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN