Mỹ phát hiện một khinh khí cầu do thám nữa của Trung Quốc

Ngày 3/2, Lầu Năm góc cho biết một khinh khí cầu do thám nữa của Trung Quốc đang di chuyển ở Mỹ Latin.

Mỹ cho biết đã nhận được báo cáo về một khinh khí cầu do thám khác ở Mỹ Latin

Mỹ cho biết đã nhận được báo cáo về một khinh khí cầu do thám khác ở Mỹ Latin

“Chúng tôi nhận được báo cáo về một khinh khí cầu đang ở Mỹ Latin. Chúng tôi cho rằng đó là một khinh khí cầu giám sát nữa của Trung Quốc”, Thư ký báo chí Lầu Năm Góc – Chuẩn tướng Patrick Ryder nói với CNN.

Không rõ khinh khí cầu được phát hiện ở vị trí nào của Mỹ Latin, nhưng một quan chức Mỹ cho biết khinh khí cầu này có vẻ không hướng lên Mỹ.

Về khinh khí cầu được phát hiện trước đó ở Mỹ, Bộ tư lệnh phương Bắc cho biết đang phối hợp với NASA để xác định mảnh vỡ sẽ rơi xuống đâu nếu khinh khí cầu bị bắn rơi.

Chuẩn tướng Ryder cho biết, khinh khí cầu này đang bay ở độ cao khoảng 18.000m.

Ngày 3/2, Trung Quốc nói rằng khinh khí cầu đang bay ở Trung Quốc phục vụ khí tượng dân sự và các mục đích khoa học khác, đồng thời bày tỏ lấy làm tiếc vì nó đã "đi lạc" vào không phận Mỹ.

Phương pháp cổ điển

Sử dụng khinh khí cầu bay tầm cao để do thám và thực hiện các nhiệm vụ quân sự khác là cách làm có từ giữa thế kỷ trước.

Trong Thế chiến 2, quân đội Nhật tìm cách thả bom cháy vào đất Mỹ bằng khinh khí cầu được thiết kế để bay theo luồng khí thổi từ máy bay phản lực. Tuy nhiên, không mục tiêu quân sự nào bị tấn công mà nhiều thường dân thiệt mạng khi một trong những khinh khí cầu như vậy rơi xuống khu rừng ở Oregon.

Ngay sau Thế chiến 2, quân đội Mỹ bắt đầu khám phá cách dùng khinh khí cầu do thám tầm cao, dẫn đến loạt chiến dịch quy mô lớn mang tên Dự án Genet. Dự án này đã đưa nhiều khinh khí cầu đi chụp ảnh lãnh thổ Liên Xô trong những năm 1950, theo tài liệu của Chính phủ Mỹ.

Những khinh khí cầu như vậy thường bay ở độ cao 24.000m – 37.000m, cao hơn tầm bay của máy bay thương mại.

So với vệ tinh, khinh khí cầu có lợi thế là có thể quét một dải đất rộng, dừng lâu hơn ở khu vực muốn tập trung, theo báo cáo năm 2009 của Không quân Mỹ.

Vệ tinh cần những bệ phóng tiêu tốn hàng trăm triệu đô la, còn khinh khí cầu có thể phóng với chi phí rất rẻ.

Theo một nghiên cứu năm 2005 của Viện nghiên cứu không lực Mỹ, các khinh khí cầu không được điều khiển trực tiếp, nhưng có thể được hướng dẫn đến khu vực mục tiêu bằng cách thay đổi độ cao để đón những luồng gió khác nhau.

Quân đội Mỹ đã theo dõi khinh khí cầu do thám trong nhiều năm qua, một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết.

Nguồn: [Link nguồn]

Bắc Kinh xác nhận vụ ”khinh khí cầu”; Ngoại trưởng Mỹ hoãn thăm Trung Quốc

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã thông báo hoãn chuyến thăm Trung Quốc vào tuần tới, sau khi Bắc Kinh xác nhận một khí cầu do thám bay trên lãnh thổ Mỹ đến từ Trung Quốc.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bình Giang ([Tên nguồn])
Quan hệ Mỹ - Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN