Mỹ bỏ cấm vận vũ khí sát thương, VN có thể mua gì?

Với việc Mỹ bỏ cấm vận hoàn toàn vũ khí sát thương, Việt Nam có điều kiện lựa chọn mua các vũ khí, khí tài quan trọng, phù hợp nhu cầu sử dụng.

Mỹ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương

Máy bay do thám P-3 được coi là sát thủ săn ngầm hàng đầu của quân đội Mỹ.

Tại cuộc họp báo chung giữa Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Barack Obama ngày 23.5, ông Obama tuyên bố chính thức dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Đây là một bước tiến quan trọng mà Chủ tịch nước Trần Đại Quang hoan nghênh và khẳng định “là một minh chứng quan hệ hai nước đã bình thường hóa hoàn toàn”.

Lệnh cậm vấn vũ khí sát thương của Mỹ bắt nguồn từ sự kiện vịnh Bắc Bộ năm 1964. Năm 1984, Việt Nam bị liệt vào danh sách Quy định vũ khí trong Buôn bán quốc tế (ITAR), ngăn cản các quốc gia có tên không được mua bán vũ khí với Mỹ. Dù năm 1995 hai nước đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao nhưng lệnh cấm vận vũ khí vẫn kéo dài hơn 20 năm qua. Dấu mốc lần này thực sự là điều mà cả hai bên cùng mong muốn thời gian qua.

My bo lenh cam ban vu khi

Máy bay vận tải C-130 Hercules từng xuất hiện ở sân bay Nội Bài trong chuyến thăm của Obama.

Vũ khí sát thương được hiểu là loại vũ khí nhằm mục đích tối quan trọng là trực tiếp tiêu diệt nhanh chóng kẻ địch. Những vũ khí sát thương có uy lực lớn, sức công phá khủng khiếp và gây chấn thương nghiêm trọng làm hoặc thiệt mạng ngay tức khắc.

Vũ khí ít sát thương ngược lại nhằm mục đích gây ít tổn thương nhất cho quân địch và hạn chế tối đa ảnh hưởng tính mạng. Trong chiến tranh thông thường, vũ khí sát thương là một con bài quan trọng để áp chế lực lượng đối phương và tung ra đòn quyết định giành chiến thắng cuối cùng.

Khi lệnh cấm vận vũ khí sát thương được dỡ bỏ hoàn toàn, theo một số chuyên gia nước ngoài, Việt Nam nếu muốn có thể mua từ Mỹ máy bay do thám Lockheed P-3 Orion. Đây là mẫu máy bay 4 động cơ săn ngầm và trinh sát được Hải quân Mỹ phát triển và giới thiệu từ thập kỷ 60.

Trải qua 50 năm vận hành và cải tiến, P-3 vẫn là mẫu máy bay được nhiều nước ưu tiên sử dụng. Đặc trưng lớn nhất của P-3 là hệ thống tác chiến điện tử được cải thiện rất lớn. Nhiệm vụ chủ yếu của P-3 là giám sát vùng biển, trinh sát, do thám, diệt ngầm, diệt tàu mặt nước. Tính tới năm 2012, tổng cộng 734 chiếc P-3 đã được bán và sử dụng.

Mỹ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam

Tên lửa vác vai Stinger.

Bên cạnh P-3, vận tải cơ C-130 Hercules cũng có thể được mua nếu phía Việt Nam quan tâm. Lockheed C-130 Hercules là một máy bay vận tải hạng trung bốn động cơ tua-bin cánh quạt và là loại máy bay không vận chiến lược của nhiều lực lượng quân sự trên thế giới.

Thân máy bay C-130 có thể thay đổi khiến loại máy bay này đáp ứng được nhiều vai trò từ máy bay vũ trang hạng nặng, tấn công trên không, tìm kiếm và cứu hộ, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thời tiết, tiếp dầu trên không và cứu hoả. Chiếc máy bay có tầm hoạt động khoảng 2.000 km.

Mục 4 của danh sách ITAR gồm rất nhiều loại tên lửa dẫn đường, rocket, ngư lôi, bom, mìn sẽ được phép xuất khẩu sang Việt Nam, nếu Việt Nam có nhu cầu. Tên lửa được xuất sẽ có tầm bắn tối đa 300km và mang theo đầu đạn 500kg. Những hệ thống phòng thủ tên lửa hoặc tên lửa chống tăng cũng nằm trong hạng mục này.

Việt Nam có thể mua tên lửa phòng không vác vai Stinger sau khi lệnh cấm vận dỡ bỏ hoàn toàn. Tên lửa Stinger được Mỹ phát triển và gia nhập biên chế từ năm 1981, được sử dụng ở 29 quốc gia toàn thế giới. Tên lửa Stinger dài 1,52m, đường kính 10cm. Với trọng lượng 10kg và có thể khai hỏa từ trên vai cho tới gắn xe tải, đạn Stinger bay với vận tốc 750m/giây, tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 4,8 km và độ cao từ 180 - 3.800m. Đầu nổ nặng 3kg, hoạt động theo nguyên lý chạm nổ, được gắn kíp nổ và đồng hồ hẹn giờ tự hủy.

Obama đến Việt Nam

M1 Abrams là loại xe tăng chiến đấu chủ lực thông dụng nhất trong quân đội Mỹ.

Theo Trung tướng Phạm Xuân Thệ, nguyên Tư lệnh Quân khu 1, vũ khí Mỹ được đánh giá hiện đại nhất thế giới, Việt Nam sẽ có thêm lựa chọn để bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia. Việc dỡ bỏ cũng tạo điều kiện tốt hơn để Việt Nam mua sắm vũ khí từ các nước khác trên thế giới. 

Tuy nhiên, ông Thệ đánh giá, trước mắt việc dỡ bỏ này chưa đem lại nhiều tác động. Bởi hiện nay, số lượng vũ khí Việt Nam mua của Mỹ vẫn còn khá ít và khi mua sắm cũng cần một thời gian để làm quen, vận hành.

Trước đây hồi tháng 8.2015, Nigeria từng được Mỹ dỡ một phần lệnh cấm vận vũ khí sau khi tổ chức khủng bố Boko Haram hoành hành quá mạnh ở quốc gia châu Phi này. Khi lệnh cấm được tháo bỏ, Nigeria có thể mua đạn dược, vũ khí để ngăn chặn Boko Haram phát triển quá mức.

Ai Cập cũng từng được Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm mua vũ khí sau khi tổ chức khủng bố IS tăng cường “chân rết” khiến tình hình vô cùng nguy cấp. Sau cuộc điện thoại giữa ông Obama và người đồng cấp Sisi, Ai Cập đã được mua 12 chiến đấu cơ F-16, 20 tên lửa Harpoon và 124 tên lửa M1A1 Abrams hạng nặng nhằm tiễu trừ khủng bố.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quang Minh – Tổng hợp ([Tên nguồn])
Tổng thống Mỹ Obama đến Việt Nam Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN