"Một quốc gia, hai dịch bệnh" - bài học đắt giá của Singapore

Số ca nhiễm Covi-19 tại Singapore đã tăng hơn 100 lần trong khoảng thời gian 2 tháng. Từ 226 trường hợp vào giữa tháng 3, đến ngày 12.5, đảo quốc sư tử đã ghi nhận 24.671 người nhiễm virus – cao nhất tại Đông Nam Á. Singapore là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nhất thế giới bởi làn sóng lây nhiễm Covid-19 lần 2.

Vài tuần sau khi 2 người bạn cùng phòng nhiễm Covid-19, Mohamad Arif Hassan – một lao động nhập cư người Bangladesh tại Singapore cho biết, anh vẫn đang chờ để được làm xét nghiệm.

Anh Mohamad Arif Hassan, 28 tuổi, cảm thấy không quá lo lắng vì 8 người cùng phòng khác cũng đang chờ làm xét nghiệm như mình chưa ai có biểu hiện nhiễm virus. Dường như Hassan không biết rằng, một số trường hợp nhiễm Covid-19 có thể không có biểu hiện.

Hơn 90% số ca nhiễm Covid-19 tại Singapore có liên quan đến những khu ở tập thể đông đúc. Những khu này từng bị coi là “điểm mù” trong chiến lược phòng chống dịch bệnh của Singapore.

Singapore đã mất cảnh giác và để làn sóng lây nhiễm lần 2 tấn công, bất chấp những cảnh báo trước đó từ một số chuyên gia về điều kiện sống chật chội, kém vệ sinh của những khu tập thể lao động mang tới nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

Bài học đắt giá khi phải chăm sóc y tế cho hơn 20.000 ca nhiễm Covid-19 và nền kinh tế rơi vào trì trệ ở Singapore là lời cảnh tỉnh đối với nhiều quốc gia có nguồn lao động nhập cư đông. Malaysia mới đây cũng đã phải làm xét nghiệm bắt buộc cho hơn 2 triệu lao động nước ngoài sau khi có khoảng vài chục ca nhiễm virus từ lao động nhập cư bị phát hiện.

Số ca nhiễm Covid-19 tại Singapore đã tăng hơn 100 lần kể từ giữa tháng 3 (ảnh: AP)

Số ca nhiễm Covid-19 tại Singapore đã tăng hơn 100 lần kể từ giữa tháng 3 (ảnh: AP)

Thất bại trong việc ngăn chặn làn sóng lây nhiễm lần 2 đã làm lộ rõ sự phân biệt trong cuộc chiến chống Covid-19 của Singapore khi đặt những lao động nước ngoài ra khỏi kiểm dịch.

Người nhập cư là lao động chủ lực không thể thiếu trong đời sống kinh tế của đảo quốc sư tử và sai lầm trong việc bảo vệ họ trước mối nguy dịch bệnh được cho là sẽ có tác động không nhỏ tới sự ủng hộ dành cho Thủ tướng Lý Hiển Long – người sẽ bước vào tổng tuyển cử trong vài tháng tới.

Singapore – quốc gia từng nhận được nhiều lời khen ngợi từ cộng đồng quốc tế trong giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng virus, đã chủ quan khi coi những ổ dịch đầu tiên bị phát hiện trong những khu tập thể lao động chỉ là “sự bùng phát ngoài cộng đồng”. Theo một số chuyên gia, điều này thể hiện sự phân biệt của Singapore trong chính sách phòng chống dịch bệnh. 

Sau khi phát hiện ra “lổ hổng” chống dịch, Singapore đã phản ứng quyết liệt bằng cách phong tỏa tất cả những công trường đang hoạt động và khu tập thể. Người lao động nhập cư buộc phải ở nguyên trong phòng của họ. Hơn 10.000 lao động làm việc trong những lĩnh vực thiết yếu tại Singapore cũng được chuyển tới sống ở những địa điểm an toàn hơn.

Singapore dường như đã “bỏ quên” nhóm lao động nhập cư trong chính sách phòng chống dịch bệnh và phải trả giá đắt (ảnh: AP)

Singapore dường như đã “bỏ quên” nhóm lao động nhập cư trong chính sách phòng chống dịch bệnh và phải trả giá đắt (ảnh: AP)

Mohamad Arif Hassan sống tại khu tập thể S11 Punggol – được quảng cáo là rẻ nhất tại Singapore. Một số bạn cùng phòng của Hassan đã được chuyển tới sống trong doanh trại quân đội để giảm áp lực cho khu tập thể.

Hassan nói rằng mình và nhiều cư dân khác trong khu tập thể vẫn chưa được làm xét nghiệm Covid-19. Tuy nhiên, anh vẫn có niềm tin rằng, nếu chẳng may có bị nhiễm Covid-19 thì vẫn có thể hồi phục vì Singapore có hệ thống chăm sóc sức khỏe hàng đầu thế giới và cho đến nay, có rất ít người tử vong do virus ở nước này.

Đến ngày 12.5, Singapore mới chỉ ghi nhận 21 trường hợp tử vong do Covid-19. Singapore là một trong những quốc gia có tỷ lệ tử vong vì dịch bệnh thấp nhất thế giới.

Hassan cho biết, hàng ngày thức ăn được giao đến từng phòng. Wifi miễn phí và quan trọng nhất là chính phủ Singapore đã cam kết sẽ trả đầy đủ tiền lương cho những lao động đang phải cách ly như anh.

“Tôi không lo lắng lắm vì gần đây những người như chúng tôi đã được chăm sóc tốt hơn. Tôi được kiểm tra sức khỏe mỗi ngày. Các nhân viên y tế liên tục nhắc nhở tôi giữ khoảng cách và thường xuyên rửa tay”, Hassan chia sẻ.

Người dân ra đường trong dịch Covid-19 tại Singapore (ảnh: AP)

Người dân ra đường trong dịch Covid-19 tại Singapore (ảnh: AP)

Cơ sở hạ tầng hiện đại tại Singapore có công sức đóng góp lớn từ những lao động nhập cư. Có khoảng 1,4 triệu lao động là người nước ngoài sống trong khu vực thành thị tại Singapore, chiếm 38% lực lượng lao động.

2/3 lao động nhập cư ở đảo quốc sư tử phải làm những công việc nặng nhọc trong các lĩnh vực như xây dựng, vận tải, cơ khí hoặc giúp việc, lao công.

Có khoảng 250.000 lao động nhập cư sống trong 43 khu tập thể ở các vùng ngoại ô của Singapore. Họ phải ngủ giường tầng, sống trong những căn phòng chật chội với 12, thậm chí là 20 người với điều kiện vệ sinh không bảo đảm.

Tháng trước, Singapore đã tách riêng số ca nhiễm trong nhóm lao động nhập cư với các trường hợp dương tính với virus là người trong nước. Kết quả cho thấy, số ca nhiễm là người trong nước đã giảm đáng kể, tuy nhiên, những trường hợp nhiễm virus là lao động nhập cư thì vẫn tăng lên mỗi ngày.

“Singapore là câu chuyện của ‘một quốc gia, hai dịch bệnh’. Dịch bệnh mà Singapore chú ý là dịch bệnh đối với người dân trong nước. Còn dịch bệnh đối với lao động nhập cư nước ngoài thì mới chỉ được quan tâm ở mức vừa phải”, Eugene Tan, giáo sư tại Đại học Quản trị Singapore (SMU), nhận xét.

Chính phủ Singapore có kế hoạch mở cửa trở lại kinh tế vào ngày 12.5, trước khi những biện pháp cách ly xã hội chính thức hết hạn vào ngày 1.6.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Nguồn: [Link nguồn]

Quốc gia không phát hiện bất kỳ ca nhiễm Covid-19 nào, dân ”rỉ tai” nhau là do cây dừa

Nằm tại khu vực trung tâm Thái Bình Dương, đây là một trong số 13 quốc gia còn lại trên thế giới chưa thông báo bất kỳ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Vương Nam – AP ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN