Một năm vật vã trong đại dịch

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Câu chuyện lớn nhất của năm 2020 là COVID-19, vì hiếm có hoạt động gì trong năm qua không gắn với đại dịch, từ suy thoái kinh tế, giá dầu xuống mức âm, cạnh tranh địa chính trị đến bầu cử tổng thống Mỹ... Cái khó ló cái khôn, Việt Nam đã cố gắng làm tốt nhất có thể vai trò của mình trong hoàn cảnh mới.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chuyển giao búa Chủ tịch ASEAN cho Đại sứ Brunei tại Việt NamÐại dịch COVID-19

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chuyển giao búa Chủ tịch ASEAN cho Đại sứ Brunei tại Việt NamÐại dịch COVID-19

Ðại dịch COVID-19

Sau khi xuất hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc, virus corona lây lan khắp thế giới. Sau một năm tàn phá, đại dịch đến thời điểm này đã khiến khoảng 80 triệu người mắc bệnh và 1,74 triệu người chết, làm đảo lộn cuộc sống trên khắp thế giới. Năm 2020 sắp khép lại bằng niềm hy vọng khi đã có loại vắc-xin được cấp phép và một số nước bắt đầu triển khai tiêm phòng. Nhưng những ngày cuối năm lại có thêm tin xấu khi một biến chủng virus mới có tốc độ lây lan nhanh hơn 70% được phát hiện ở Anh. Thế giới chắc chắn phải chống chọi với đại dịch thêm một thời gian nữa trước khi có thể hy vọng trở lại cuộc sống như trước.

Bầu cử tổng thống Mỹ

Đại dịch COVID-19 không chỉ tạo nên một cuộc khủng hoảng y tế, kinh tế và xã hội trên toàn cầu, mà còn góp phần lớn quyết định sinh mệnh chính trị của hai ứng cử viên tổng thống Mỹ Donald Trump và Joe Biden. Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020 được cả thế giới quan tâm vì nó tác động đến hầu như tất cả các quan hệ quốc tế và những cạnh tranh địa chính trị trên toàn cầu trong thời gian tới.

Trong quá trình tranh cử, ông Trump liên tục tấn công Trung Quốc, mở rộng cuộc chiến thương mại ra sang hàng loạt các vấn đề khác, từ công nghệ, giáo dục, nhân quyền đến vấn đề Hong Kong, Tân Cương, Biển Đông, cáo buộc Trung Quốc gây ra và che giấu đại dịch, đồng thời đẩy nhanh chương trình nghiên cứu các loại vắc-xin để tạo nên “điều bất ngờ tháng 10”.

Thế nhưng điều bất ngờ không đến kịp, ông Biden giành đủ số phiếu để trở thành tổng thống đắc cử. Ông Trump không thừa nhận thất bại và vẫn đang tiếp tục những nỗ lực nhằm đảo ngược kết quả trước ngày tuyên thệ. Năm 2020 sắp qua mà vẫn còn cảm giác cuộc bầu cử bất thường chưa hoàn toàn khép lại.

Việt Nam hoàn thành xuất sắc vai trò Chủ tịch ASEAN

Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN trong một năm rất đặc biệt, với đại dịch tác động bao trùm lên các lĩnh vực. Năm 2020 cũng nổi lên nhiều thách thức phức tạp khác như cạnh tranh nước lớn quyết liệt, chủ nghĩa đơn phương, luật pháp quốc tế không được tôn trọng ở nhiều nơi…

Với tinh thần “Gắn kết và Chủ động thích ứng”, năm 2020, ASEAN đã chung tay vượt qua nhiều khó khăn và đạt được nhiều kết quả quan trọng. ASEAN đã chuyển đổi nhanh chóng phương thức hoạt động, thể hiện qua việc tổ chức trên 550 cuộc họp trực tuyến, trong đó có 20 cuộc họp cấp cao, 70 cuộc họp cấp bộ trưởng. ASEAN đã thông qua 28 sáng kiến do Việt Nam đề xuất, cho thấy những sáng kiến của Việt Nam đáp ứng được sự quan tâm chung của ASEAN.

Trải qua quá trình đàm phán khó khăn, Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP) được 15 nước ký kết trước khi Việt Nam bàn giao vai trò Chủ tịch ASEAN cho Brunei. RCEP với quy mô 2,2 tỉ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số thế giới, với GDP khoảng 27 nghìn tỉ USD, chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu, tạo nên khu vực thương mại tự do lớn nhất trên thế giới.

Thúc đẩy đồng thuận trong HÐBA LHQ

Việt Nam đảm nhiệm cương vị Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) với một tâm thế lớn lao và vững vàng do đã nhận được số phiếu bầu lớn nhất trong lịch sử của HĐBA (192/193). Điều này cho thấy các nước đặt lòng tin vào Việt Nam với vai trò đại diện, đóng góp tiếng nói của các nước đang phát triển, các nước vừa và nhỏ trong HĐBA.

Trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ 2 năm, Việt Nam đã tham gia đóng góp tích cực với tinh thần, nguyên tắc đảm bảo độc lập, tự chủ và tôn trọng luật pháp quốc tế, lợi ích của các nước để giải quyết những vấn đề của khu vực và thế giới.

Ngay từ tháng 1/2020, Việt Nam đã đóng vai trò là Chủ tịch HĐBA. Việt Nam đã phát huy tốt, kết hợp được vai trò Chủ tịch của ASEAN vài 2 nội dung quan trọng, đó là tổ chức được Phiên họp mở của HĐBA LHQ về tăng cường thực thi Hiến chương LHQ, thu hút được số thành viên tham gia đông nhất trong vài năm qua. Điều đó cho thấy Việt Nam góp tiếng nói chung, thể hiện nguyện vọng chung của các nước, mong muốn các nước thành viên phải tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, đề cao vai trò của luật pháp quốc tế trong xử lý các vấn đề.

Nguồn: [Link nguồn]

Báo nước ngoài: Việt Nam lọt top 3 nền kinh tế ”kỳ tích” trong dịch Covid-19

Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam là 3 nền kinh tế duy nhất thế giới chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ trong bối cảnh dịch...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thu Loan ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN